Tự thuật hay là những nét đáng chú ý trong tiểu sử văn học

1. Tôi không có may mắn được học Khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội là nơi đào tạo nhiều nhà văn, nhà phê bình cùng lứa với tôi.
Mà tôi học Đại học Sư phạm, hệ 3 năm.
2. Bắt đầu có bài viết trên báo Văn nghệ từ 3-1965. Từ đó, tôi viết đều đều trên các báo, trước là Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, và từ 1985 trở đi, là Thể thao văn hoá, Tuổi trẻ chủ nhật, Kiến thức ngày nay v.v... các bài nghiên cứu dài hơi hơn thì in trên Tạp chí Văn học.
3. Sau khi tốt nghiệp Sư phạm (1964) tôi được gọi đi làm nghĩa vụ quân sự. Tiếp đó chiến tranh xảy ra và tôi đã liên tục tại ngũ, cho tới đầu 1979.
Trong chiến tranh, tuy công tác chính là dạy học và về sau là làm báo, tôi cũng có nhiều chuyến giáp mặt với thực tế chiến trường (B5, B4)
Đã viết một số bài về một số vấn đề văn học, một số tác giả văn học chiến tranh và tự hứa rằng sẽ trở lại với đề tài này, khi về hưu.
4. Đầu 1968, tôi được chuyển về công tác ở tạp chí Văn nghệ quân đội. Tới đầu 1979, khi chuyển ngành, tôi lại sang ngay Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Đó là những cơ quan đông người sáng tác hơn người nghiên cứu phê bình.
Việc này có ảnh hưởng quyết định đến những đề tài, những tác giả mà tôi quan tâm, cũng như ảnh hưởng tới cách viết của tôi.
Năm 1977, tôi đuợcc kết nạp vào Hội Nhà văn. Và đến nay chỉ có danh hiệu đó là duy nhất, không có học hàm học vị nào trong nghiên cứu.
5. Từ đầu những năm 70, tôi đã tự học tiếng Nga một cách ráo riết, để đọc thêm sách nghiên cứu của Liên Xô trước đây và sách nước ngoài dịch ra tiếng Nga.
Tôi đã dịch một số chân dung văn học, cũng như biên soạn một tập sách mang tên Sổ tay truyện ngắn dựa vào tài liệu tiếng Nga.
6. Lúc mới vào nghề, tôi nghĩ rằng chỉ cần biết về văn học đương đại là đủ. Nhưng từ đầu những năm 80, tôi có ý thức dần dần trở lại với văn học sử, nhất là giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Tôi đã viết một số bài nghiên cứu về các nhà văn tiền chiến (Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng v..) đang bổ sung để tập hợp thành sách.
7. Tới đầu những năm 90 trước các hiện ượng văn học quen thuộc, tôi lại muốn ngả sang cách tiếp cận văn hoá học. Tôi lo học thêm về lịch sử, dân tộc học, xã hội học v.v...
*
Tóm lại quá trình hơn ba chục năm sống giữa những người sáng tác với tôi đồng thời là quá trình liên tục tự học. Và một vài cuốn sách đã được in đánh dấu sự thay đổi của con người tôi theo thời gian. Từ đầu những năm 90, tôi mới cảm thấy ngòi bút của mình có phần tự tin hơn, chắc chắn hơn (so với hai chục năm trước)
Tác phẩm đã xuất bản:
1. Sổ tay truyện ngắn (sưu tầm, biên soạn, dịch), NXB Tác phẩm mới, 1980, in lại 1998.
2. Bước đầu đến với văn học (tiểu luận phê bình), Nxb Tác phẩm mới 1986
3. Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội (kể chuyện đcời sống văn học), Nxb Hà Nội, 1986
4. Những kiếp hoa dại (chân dung và phiếm luận văn học), Nxb Hội Nhà văn, 1993, in lại 1994
6. Cánh bướm và đoá hướng dương (tiểu luận phê bình), Nxb Hải Phòng, 1999
Ngoài ra là một số sách biên soạn, sách dịch v.v...
Quan niệm về nghề
- Tôi cho rằng sáng tác văn chương cũng là một nghề như mọi nghề khác. ở đây người ta làm việc do nhu cầu kiếm sống và khẳng định cá nhân, do đó, có dịp bộc lộ cả cái hay lẫn cái dở, cả tâm hồn cao thượng, lẫn thói láu cá và khôn vặt. Không nên thần thánh hoá nhà văn như đã không nên xét nét họ quá mức.
- Trong xã hội ta hiện thời, không ít người chỉ sử dụng 2 chữ nhà văn (được hợp thức hoá trong việc kết nạp vào Hội) như một danh hiệu, còn chủ yếu nuôi vợ con và bản thân bằng nguồn khác.
+ Tôi công nhận họ có quyền tồn tại.
+ Nhưng tôi thấy xa lạ với họ
+ Ngược lại, tôi thấy gần gũi hơn với những người phải viết, lam lũ chạy vạy mà viết để kiếm sống, tất cả tài năng và uy tín bộc lộ qua trang sách, và chỉ nhờ những trang sách mà thôi.
SỐ TRUY CẬP online