XUÂN QUỲNH 3

X. Một người nồng nhiệt

Có một câu hỏi rồi còn phải tiếp tục suy nghĩ mới trả lời được , nhưng hồi mới quen người bạn này tôi đã đặt ra cho mình : Xuân Quỳnh là người như thế nào?

Và đây là một khía cạnh không thể bỏ qua : Sự thích ứng, nói cụ thể hơn, khả năng sống trong những điều kiện không bình thường, những điều kiện không thuận lợi, đó là nét nổi lên trong con người đầy sức sống này , mà ở trên, khi nói về những ngày Xuân Quỳnh mới lọt lòng, chúng tôi đã nhắc tới.

Trong cảnh mẹ mất sớm , chuyên đi bú chực , cô bé vẫn lớn lên. Hồi ký của Đông Mai còn ghi là có thời gian, đêm nào Quỳnh xa mẹ cũng khóc, 12 giờ đêm tỉnh dậy giãy giụa khóc cho đến 1-2 giờ sáng, rồi mới ngủ thiếp đi, tật khóc đêm này kéo dài đến 4-5 tuổi.

Trong một liên tưởng ngẫu nhiên, có thể nghĩ đấy là ví dụ đầu tiên cho thấy tình cảm sôi nổi ở Quỳnh, một tham vọng lớn lao (tham vọng về mặt tinh thần), nó sẽ làm cho đời Quỳnh phong phú, giàu có, nhưng cũng đau khổ vô hạn.

Đam mê của Quỳnh rồi sẽ biểu hiện trong những mặt nào?

-- Muốn có mặt ở khắp nơi, một cái gì như sự ngự trị của mình trong cuộc đời .

-- Muốn giữa mọi người vai trò của mình phải nổi bật, hơn hẳn. Là phụ nữ chẳng những mình phải xinh đẹp hơn, mà còn phải tài hoa hấp dẫn hơn, và có thể là đảm đang hơn, nhân hậu hơn nữa.

- Một cách tổng quát, mình đi đâu phải để lại dấu ấn ở đấy, phải không để cho người ta quên lãng.

Khi viết về George Sand, nhà văn Pháp A. Maurois lưu ý rằng ở con người này có một cảm giác tự do đáng ngạc nhiên, nó là nguồn gốc của sự tự tin to lớn của con người ấy vào bản thân mình.

Theo Maurois, G. Sand cũng là con người của dục vọng ghê gớm, và điều đáng sợ là những dục vọng ấy đều được nàng coi là thiêng liêng, đức hạnh của nàng, theo nàng hiểu, là phải thực hiện cho hết những dục vọng ấy. G. Sand là loại minh chứng tuyệt vời cho nhận xét của một nhà đạo đức cổ: Phụ nữ coi tất cả những gì họ quyết định là không có lỗi .

Trong chừng mực nào đó, những nét tính cách trên đây cũng có thể dùng để biểu hiện con người Xuân Quỳnh.

Mấy ý sau đây, nhiều lần tôi được nghe Xuân Quỳnh nhắc đi nhắc lại, mỗi lần thay đổi chút ít, nhưng đại khái nội dung là một:

- Tôi cảm thấy là tôi thái quá, nhưng thực ra phải thế thôi. Phải cực đoan, phải sống cho hết mình. Cũng như nhiều người đã đi qua đoạn đường ấy, mà không ai biết là có họ đi qua cả, mình phải phấn đấu để mình đi qua chỗ nào, là mình vừa không quên mà vừa để lại dấu vết, để không ai có thể quên được mình.

- Tôi đề ra phương châm sống; phải biết tận dụng tất cả những thứ sẵn có, phải sống hết vốn liếng có thể có. Thứ hai là phải sống cho thật và bắt mọi người sống cho thật...

Sức mạnh của Quỳnh, có lẽ là ở chỗ bao giờ cũng cho rằng mình chưa gắng gỏi hết sức, chứ gắng là được. Với Quỳnh không có tình thế nào là tuyệt vọng. Một người bạn vừa kêu rằng mọi thứ làm mình chán quá, Quỳnh liền bảo:

- Có lẽ ông tỉnh táo quá, cho nên ông chán. Tôi thì cũng tỉnh mà cũng mê, nhiều lúc tôi chán, song nhiều lúc lại nghĩ, đời mỗi người sống chỉ độ ba năm cũng đã đủ lắm rồi. Mà hạnh phúc không tự nó tới, mình phải đi tìm, may ra mới có hạnh phúc.

Quỳnh chế giễu đám đàn ông chúng tôi là quá tính toán .

- Đàn ông các ông tính xem có làm được cái nhà gạch hay không rồi mới dám phá bỏ cái nhà gỗ. Còn đàn bà chúng tôi, chúng tôi thấy chán là chúng tôi cứ phá cái đã, được cái gì tính sau, không có thì một mái tranh cũng xong.

(ở chỗ này, ý của Xuân Quỳnh gặp gỡ một nhận xét của ngôi sao bóng đá Michel Platini về phụ nữ. Theo Platini, chính đàn bà lại can đảm hơn và kiên trì hơn đàn ông)

ý thức rằng mình là phụ nữ, không hề làm nhụt ý chí của Xuân Quỳnh, như đôi khi người ta thấy ở một vài chị em khác. Ngược lại đó lại là nguồn gốc của cách ứng xử cao ngạo:

- Phụ nữ không biết sợ là gì. Người viết cũng không sợ nốt. Tôi vừa là phụ nữ, lại vừa là người viết, tôi còn sợ gì nữa?!

Thật ra, đấy chỉ là những lúc điên lên, Quỳnh nói như vậy. Sự gắng gỏi kiên cường là ở bên ngoài. Sự yếu đuối là ở bên trong. Những nôn nao bồn chồn không thoả mãn thường xuyên ngự trị trong tâm hồn Quỳnh, đến mức nhà thơ thường sốt sáy không yên , lúc nào cũng có cảm giác “như đứng đống lửa như ngồi đống rơm”

Khao khát làm được việc nọ việc kia, đi đây đi đó là một phần, nhưng một khao khát thường xuyên của Quỳnh là tìm được người thông cảm, và nơi nương tựa - và đây luôn là một khía cạnh đàn bà đệ nhất. Một lần nào đó, Quỳnh tâm sự: “Nghĩ rằng không nói thật đuợc với người khác, tôi rất buồn”. Khái quát hơn, Quỳnh bảo:

- Có lúc tôi thấy mình như cái cây, không tìm đâu ra đất trồng của mình.

Những lúc ấy, con người sôi nổi con người ương ngạnh biến đi đâu cả, chỉ còn một con người rất yếu đuối.

- Tôi cảm thấy trong đời mình chẳng có gì là của mình cả, không nhà cửa, không đồ đạc, cái gì cũng có thể mất.

Khoa tâm lý học đã sớm chứng minh hầu như con người nào cũng là một khối mâu thuẫn, giữa cuộc đời này loại người thuần nhất ngày càng tuyệt chủng. Tuy nhiên, con người Xuân Quỳnh trong những ghi chép của tôi không chỉ mâu thuẫn mà còn quá ư hỗn độn. Tôi đã hoang mang, e rằng mình lầm lạc, hoặc cay nghiệt , mãi đến khi đọc được đoạn văn sau đây của Troyat mới tự tin trở lại.

H. Troyat, nhà văn Pháp gốc Nga , đã viết nhân khi bình luận về nhân vật Grusenca trong Anh em Karamazov của Dostoievski :

“Người đàn bà ấy là sự điên cuồng làm bằng xương thịt . Người đàn bà khô héo trong sự chờ đợi, đau khổ trong sự thực hiện những ước muốn của họ. Lúc thì họ ác độc để có cái thú tỏ ra dịu dàng tiếp sau đó, lúc thì họ dịu dàng để có cái thú được tỏ ra ác độc liền một khi. Họ có những e lệ tà tâm và những khoái lạc ngây thơ. Họ nói láo với đàn ông, với Chúa với chính họ. Hò đùa với cuộc đời. Họ đứng trước cuộc sống như đứng trước một tấm gương. Họ làm duyên làm dáng. Và họ thay đổi vẻ mặt, điệu bộ, để tự tạo cho mình cảm giác là mình đang sống. Đối với người đàn ông, sự trường tồn là bằng chứng của thực thể họ. Và chính do sự đổi thay mà người đàn bà xác nhận sự hiện hữu của chính mình. Người đàn ông muốn là một. Người đàn bà muốn là nhiều. Người đàn ông chỉ tự cảm thấy mạnh trong sự ý thức đầy đủ về các đức tính và lỗi lầm của họ. Người đàn bà chỉ cảm thấy mạnh trong vô thức hoàn toàn về bản thân họ. Người đàn ông chính là cái thế giới được tổ chức. Người đàn bà chính là cái vũ trụ dị dạng. Đối với người đàn bà, tất cả đều có thể. Không có gì chắc chắn với người đàn bà cả.”(*)

H. Troyat đã động chạm tới một đề tài, mà người đời hầu như ai cũng có lúc nhắc tới , các nhà văn nhà thơ lại càng hay nhắc tới mà có khi đến cuối đời cũng không tự giải đáp được . Đó là những câu hỏi đơn giản : thế nào là đàn ông và đàn bà? Có cái nam tính và nữ tính mà chúng ta vẫn cảm thấy không? Nó bộc lộ ra ở những điểm nào?

Cùng vào nghề với Xuân Quỳnh những năm ấy, có Nguyễn Thị Ngọc Tú, Dương Thị Xuân Quý, mãi tới khoảng 1968 -1969 mới thêm Thanh Nhàn, Mỹ Hạnh, Phương Thuý ... Đám đàn ông chúng tôi đông hơn hẳn. Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Xuân Thâm, Đỗ Chu, Nguyễn Khắc Phục v.v Theo thói quen các bạn nữ thường hay cụm lại chơi với nhau. Xuân Quỳnh thì không, Quỳnh giao du khá rộng và chúng tôi thường cũng đến lại chơi với Xuân Quỳnh. Có lẽ vì thế mà đôi lúc đã có người đùa bảo Quỳnh là “cậu Quỳnh” . Song có hề chi, chính là giữa đám bạn trai, Quỳnh lại càng nổi lên với nữ tính sẵn có.

Khoảng 1970, có một lần tôi đến công tác ở đơn vị thanh niên xung phong nọ: ở đó, nữ là chủ yếu, nam giới quá ít, đến mức người ta phải ví von “ở đây nam giớí là mỳ chính, còn nữ là rau tàu bay”. Và đây là một tình hình tâm lý có thật: nhiều tiểu đội trung đội, toàn chị em nữ. Họ sẵn sàng nhận làm những việc khó khăn vất vả nhất, với một điều kiện cho một hai anh em nam giới vào đấy. Để làm gì ư, đơn giản lắm , chẳng hạn như khi máy bay địch tập kích thì có người chạy trước, chị em trông mà chạy theo. Trong chiến tranh nam giới còn bao việc khác ,nam giới phải ra mặt trận ,nên ở các đơn vị tuyến sau như các binh trạm , đôi khi qúa thiếu, họ chấp nhận phải sống với nhau là chính . Song vẫn phải có nam giới. Nó như nơi nương tựa tinh thần của chị em - đầu đuôi là như thế.

Không biết câu chuyện trên đây có phổ biến ở thanh niên xung phong hay chỉ là chuyện riêng ở đơn vị tôi đến công tác, song khi nghe tôi kể lại, Xuân Quỳnh có vẻ hoàn toàn tán thành. Hay tỏ ra cứng cỏi bốp chát trước mặt mọi người, song Quỳnh không giấu được sự yếu đuối, cái khao khát một nơi nương tự thường thấy ở gần như mọi phụ nữ. Và khi tôi hỏi bâng quơ : đàn ông khác đàn bà thế nào, Quỳnh bảo rằng chính là cái câu dân gian vẫn truyền tụng.

Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

đã nói rất đúng về phụ nữ.

Thật ra, không chỉ có nông nổi. Điên cuồng (hiểu theo nghĩa thái quá) và nhiều tham vọng, thấy cái gì mình cũng có lý vâ quá chú trọng những biểu hiện trước mặt người khác hơn là thực chất của mình, rồi muốn cái gì thì muốn bằng được, rồi lại sẵn sàng ném di cái khao khát hôm qua, để đuổi bắt những thích thú khác... tất cả những gì H. Troyat nói ở trên gần như trùng khít với loại phụ nữ như Quỳnh, trước hết là Quỳnh.

Biển chỉ quen theo quy luật của mình
Biển vẫn ấm những ngày trở rét
Biển vẫn mát những ngày nắng khét
Dẫu vui buồn biển vẫn mênh mông
Vẫn là nơi gặp gỡ triệu dòng sông

Đọc mấy câu ấy trong bài Biển, Vũ Quần Phương mách riêng với tôi: “ Đấy là một cách Quỳnh nói về chính mình đấy . Nhưng phải cái tội là kiêu quá . “

Mặc dù biết rằng không phải lúc nào Xuân Quỳnh cũng có ý thức được đầy đủ về những câu thơ đã viết, song cũng phải nhận người bạn kia đã nói đúng.

Đây đó, trong lời nói, cũng như trong các bài thơ, ít nhiều chúng tôi vẫn bắt gặp ở Quỳnh cái tháí độ dằn dỗi: khi không đạt được mục đích của mình, thì sẵn sàng phá tung tất cả, và để lại dấu ấn của mình với bất cứ giá nào. Đại khái như cái giả dụ về một tình thế mà có lần Quỳnh nói với tôi : ”Tôi tưởng tượng nếu vì một lý do gì đó, tôi phải đứng trước mọi người, để cãi nhau với họ, thì tôi sẽ nói tuột hết mọi thứ, sẽ lôi hết chuyện gia đình họ mà tôi biết ra kể để đập vào mặt họ, cho họ chừa”

Cũng may những phút phẫn quá hoá liều ấy ở Quỳnh hầu như chưa xảy ra, hoặc chưa đến mức quá quắt. Trước khi làm khổ mọi người, Quỳnh đã làm khổ mình và thường vẫn đớn đau rên xiết, vì không sao chia sẻ nổi với ai hết!

Trong cơn say sưa bộc bạch một nữ văn sĩ ở Sài Gòn cũ là Trùng Dương Nguyễn Thị Thái ( người Sơn Tây , cũng sinh 1943 như bọn tôi ) từng tự nhận:

“Nếu còn tin tưởng ở thượng đế, tôi sẽ cám ơn Người đã ban cho tôi một cuộc sống gồm có những dịp lầm lỡ, cộng thêm một chút hơi nhiều lý trí, cộng thêm với một chút hơi nhiều lòng tham vọng và ý chí ngạo mạn”

Chỉ trừ lý trí, còn tất cả những phảam chất mà người nữ sĩ kia đã nêu, Quỳnh đều có. Giữa đám bạn bè cùng nghề, Quỳnh thường tự nhủ “Đối với người sáng tác, không gì sợ bằng sự nghèo nàn. Nghèo trong cảm xúc thì không thể tha thứ được” Lại thêm một lý do để Quỳnh phiêu lưu phiêu bạt trong tình cảm! Và bởi lẽ xúc cảm là cụ thể , nên ở Xuân Quỳnh, chúng thường xuyên thay đổi trạng thái . Một người như Bằng Việt đã diễn tả rất chính xác lối cảm xúc đó, của tác giả Gió lào cát trắng. Bài thơ Người cùng đi một đường chỉ có cái phụ đề “Guỉ một người bạn cùng lứa tuổi”, nhưng ai độc cũng có thể đoán ngay là đề tặng Xuân Quỳnh.

Lại con đường đỏ rực dưới cây xanh
Đi như lao như lửa cháy trong mình.
Nhịp thơ bạn bỗng bồi hồi mạch đập
Những sườn dốc, rồi những cung vòng gấp
Băng trong đời như bạn đã từng quen

....

Vẫn đó, gió Lào cát trắng trong thơ
Những thượng nguồn sông, buồn vui bất chợt
Như lòng bạn, lũ trào dâng đột ngột
Cuốn mình đi, đắp những bãi bờ xa

Theo tôi, Bằng Việt đã gọi ra được cái chất hiện đại ở Xuân Quỳnh - cảm giác tốc độ. Hàng ngày, Quỳnh hay nói : “ Sống bây giờ phải vội, chắc chắn là mình chả bao giờ có dịp trở lại nơi mình đã đi qua. Đọc sách thì cũng phải đọc cẩn thận, chẳng có thì giờ đâu mà đọc lại cuốn sách mình thích”

Quỳnh khuyên mỗi người thỉnh thoảng nên nhìn lại mình, tránh đi vào những con đường mòn.

- Phải thay đổi đi, có khi năm nay nghĩ thì mấy năm sau mới thay đổi được. Để đến khi người ta chán mình nốt thì có thay đổi cũng không kịp.

Về nguyên tắc, ai mà chẳng biết cuộc đời luôn luôn là một sự vận động. Nhưng có phải lúc nào nó cũng trôi chảy như ta muốn. Còn bao điều kiện níu kéo nó lại. Người xưa nói, một sự nhìn đời lịch lãm là phải chấp nhận cả sự cái thuận lẫn cái không thuận , rồi nhẫn nại chịu đựng. Khốn thay ở một người như Xuân Quỳnh đó là cái thiếu thấy rõ nhất. Bạn tôi là một người rất ngại những sự chờ đợi. Cùng với tuổi tác, Quỳnh có trưởng thành lên nhiều điều, song riêng sự biết dừng lại, bó tay chấp nhận mọi việc thì không. Ngoài những phút vui mừng, những nụ cười cởi mở , hình ảnh tôi thường nhớ lại ở Xuân Quỳnh là nét mặt bồn chồn khi chờ gặp một nguời này, khi mong được tham gia một chuyến đi kia, hoặc cái hôi hổi sung sướng và thái độ trân trọng, quý hoá khi đuợc gặp người bạn thân cũng như khi được cầm trên tay cuốn sách mà từ lâu đã nghe tiếng. Sự thiếu nhẫn nại toát ra ở cả cái run rẩy của cử chỉ lẫn giọng nói. Vẻ sốt sắng hiện lên trên nét mặt. Tham lam quá đi, mà sự tham lam ở đây lại lộ liễu quá đi, người ta có thể nhận thấy như thế, và chính Xuân Quỳnh cũng nhận thấy như thế. Song bởi lẽ, sự ham muốn trong lòng đã lên đến cực độ, không kiềm chế nổi, lại hiểu rằng, vì thơ, vì sáng tác, vì những ước vọng chân chính sự ham muốn của mình là không vụ lợi, là đáng tha thứ, nên Xuân Quỳnh vẫn sống như thế. Một lối xúc cảm luôn luôn có biên độ dao động rất rộng. Quen với Xuân Quỳnh dần dần, bọn tôi cũng hiểu thấu cả phía này phía kia như vậy. Năm 1985 từ Hà Nội, tôi có việc vào thành phố Hà Nội, nhân thể, theo lời Quỳnh, tôi đến thăm chị Đông Mai là người tôi đã từng gặp ở Hà Nội . Vừa gặp, chị đã hỏi:

- Thế nào cậu, dạo này ở ngoài đó, Quỳnh nó sống thế nào? Vui hay buồn.

Ngẫm nghĩ một lúc, tôi thưa:

- Em gái chị là một người đặc biệt, nên vui cũng vui hơn người khác mà buồn cũng buồn hơn người khác làm sao trả lời cho rành rọt bây giờ.

Trở về Hà Nội, tôi thuật lại cho Xuân Quỳnh nghe, Quỳnh chỉ cười, không phản đối. Chắc trong thâm tâm Quỳnh nghĩ “Đúng là giời đày mình, nhưng có thế mình mới viết được” .



XI . Giữa lòng thế hệ

Sự hình thành nên những người viết văn là một dòng chảy liên tục, tuy nhiên, nhìn vào giới viết văn ở Hà Nội những năm 1975 về trước người ta thấy rõ ba thế hệ:

- Lứa tiền chiến, bao gồm từ Nguyễn Công Hoan , Vũ Ngọc Phan, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư ,Nguyễn Tuân ... tới Nguyên Hồng, Tô Hoài, Tế Hanh , Chế Lan Viên.

- Lứa nhà văn trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp, ở đó có Nguyễn Khải, Phan Tứ, Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyên Ngọc...

- Tiếp đó, là lứa nhà văn trưởng thành từ chống Mỹ. Nhưng lứa này cũng không xuất hiện ngay một lúc .

Tính cho chi ly, thì ngay từ cuối những năm 1950, đầu những năm 60, đã thấy có những cây bút mới xuất hiện như Bùi Minh Quốc, Trần Nhật Lam, Thái Giang , Nguyễn Bùi Vợi, Dương Đình Hy, Ngô Văn Phú...

Theo chỗ tôi nhớ , ấn tượng mà họ để lại không được nổi lắm. Họ chưa đi thành một thế hệ riêng. Có vẻ như họ vẫn lẫn với những người đi trước.

Phải qua cái mốc 5-8-1964, lịch sử giở sang một trang mới rồi người ta mới nhận ra là một thế hệ trẻ trong văn học đã hình thành. Trong số này, có những người sớm vào các mặt trận miền Nam, và lớn lên ở chiến trường, như Ca Lê Hiến, Diệp Minh Tuyền , có những thanh niên nông thôn, trưởng thành trong bộ đội, như Đỗ Chu, Lê Lựu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy ... ,và có lớp học sinh sinh viên làm thơ, viết văn, công tác ở các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan báo chí xuất bản chung quanh Hà Nội, như Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Hoài Anh, Nguyễn Khắc Phục, Bùi Bình Thi, Phan Thị Thanh Nhàn và nhiều người khác nữa. Mấy cây bút bắt đầu viết từ trước 1964 trên kia đã kể, cũng quay về nhập vào lớp này, để tạo nên một đội cận vệ trẻ khá hùng hậu.

Đây là những nét riêng của lớp người vừa lớn lên này, so với các lớp cha anh;

- Trước mặt họ là chiến thắng Điện Biên Phủ, là nửa nước giành được độc lập. Hào quang chiến thắng còn đang lấp lánh. Họ có những năm tháng học hành tàm tạm. Và ở các lớp học nhà tranh vách nứa ấy, tinh thần chủ đạo là lòng biết ơn, là cảm giác trách nhiệm, mỗi người phải lo làm tốt công việc mà lớp người đi trước đã mở đầu .

Thơ Bùi Minh Quốc :

--- Chúng tôi sinh sau các anh mấy ngàn trận đánh
Nay lớn lên đất nước thắm tươi rồi
Nắng gió hoà bình tắm táp tuổi hai mươi
Say sưa hưởng một mùa tươi mát trái
Nghe hôm nay chiến công anh kể lại
Tưởng mình nghe trần thoại giữa chiêm bao
Và lòng trai sôi sục khát khao
Muốn trở lại những năm nào đánh giặc
Ô anh nhỉ ý nghĩ sao mà ngây thơ thật
Vì con người không thẻ vượt thời gian

Lên miền tây

- Đây cũng là những năm ở miền bắc, đời sống tinh thần khá trong lành, đơn giản. Sự tiếp xúc đối với thế giới bên ngoài, bị hạn chế tới mức tối thiểu (chỉ có Liên Xô và Trung Quốc mà cũng luôn luôn phải dè chừng và sự thật là chỉ biết một cách phiến diện ), tuy nhiên, với lớp thanh niên mới lớn, cũng không có gì là bức bách lắm! Người ta thích nói đến tin yêu hy vọng hơn đắng cay, thất vọng : nói đến hành động hơn tính toán suy nghĩ : nói tới bước đi tất yêu hơn những nghi ngại chọn đường.

Tâm lý xã hội thư thái ổn định, tất cả tập trung cho một công việc phía trước là giải phóng nốt nửa đất nước.

Không kể cánh tiền chiến, ngay so với lớp nhà văn chốn Pháp thì lớp người trưởng thành từ chống Mỹ này cũng đã có cái khác. Tuổi thiếu niên như kéo dài muộn hơn. ở họ thiếu cái cuồng nhiệt của lớp người 15 tuổi mà làm nên lịch sử và bắt tay vào việc khai phá mở đường làm nên nền nếp của xã hội mới. Là thế hệ thứ hai, họ lo làm theo những người đi trước, hơn là tính chuyện bắt đầu. Những công việc trước mắt cuốn đi, khiến họ không lòng nào băn khoăn day dứt vì những vấn đề mà mọi thế hệ thanh niên mới lớn thường phải đối mặt.

Nhìn vào một người như Xuân Quỳnh, những khía cạnh trên cũng hiện ra khá đầy đủ. Kể lại hoàn cảnh gia đình mình mấy năm 1953-54, Đông Mai không quên nhắc tới không khí sôi nổi ở cái làng quê ven thị xã Hà Đông, khi du kích hoạt động, rồi bộ đội kéo về làng, và ngôi nhà của người bà nội được chọn là nơi ở của Ban chỉ huy đại đội. Các anh bộ đội trẻ vừa kể lại chuyện đánh đồn diệt dịch, vừa son lá son nhảy múa, và dạy thiếu nhi trong làng nhảy múa. Những giây phút nép bên cánh cửa nhìn theo các anh, nghe chuyện các anh, những năm sau còn được Xuân Quỳnh nhắc lại với nhiều trìu mến tự hào trong các bài thơ như: Kỷ niệm của người lính cũ, Ngọn lửa tuổi thơ, những lớp người cùng bài hát ra đi. Có khi nhân nói đến mấy bài dân ca , mấy lời hát thôi, kỷ niệm xưa cũng dồn về, tưởng không phải chỉ do nghe lại, mà như chính mình đã trải qua.

Tiếng yêu mẹ nói cùng cha
Là khi châm lửa đốt nhà tản cư
Sông Hồng nước cả sóng xô
Bao năm chung sống với cờ - Tiếng yêu
Khi cha kéo pháo qua đèo
Giọng hò của mẹ trong veo giữ rừng
Trập trùng những đội dân công
Ngọn măng mai với tấm lòng chiến khu.

Dù là nói theo cái cách riêng của mình, song phải nhận nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh cũng nói những điều mà hầu hết các nhà thơ lớp chống Mỹ thường nói: giặc đến nhà phải đánh – chúng ta mang cả tình cảm quê hương vào trận- trong lửa đạn ta càng yêu non sông đất nước, yêu mảnh đất ta đang sống hơn bao giờ hết.

Thời gian này, Bằng Việt với phong cách một trí thức giàu suy nghĩ, rất nổi tiếng với kiểu khẳng định: chúng ta mang cả lịch sử vào cuộc chiến đấu. Đây là những ngày “tột cùng gian truân”, nhưng cũng “tột cùng hạnh phúc”.

--- Sông Hồng nước lên em đưa anh qua
Tháng tám cầu nhô hai nhịp gãy
Sông Hồng nước lui khi anh trở lại
Ta nắm tay nhau trên nhịp đã liền
Hai bên bờ Long Biên
Nghìn lá sắc trổ cờ trên ngọn mía
Hạnh phúc lớn tự hào đơn giản thế
Ngày xưa anh chưa nghĩ ra

Đi về thường xuyên giữa chiến trường lửa đạn và hậu phương lớn là Hà Nội, Phạm Tiến Duật phát hiện ra những niềm vui kỳ lạ của một hàng quân, một chuyến xe qua trọng điểm và nói về quyết tâm chiến đấu, theo cái kiểu lý sự riêng của mình.

Không có kính ai bảo là không có kính
Bom dập bom rung kính vỡ đi rồi
Ung ung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

Thời gian mấy năm 1967-68, thơ Lưu Quang Vũ có lúc trong trẻo như ca dao, và giọng thơ là giọng ân nghĩa, tình cảm:

Ta đi cứu nước, yêu thương lắm
Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình

Tuy không có những bài thật hay nhưng thơ trữ tình công dân của Xuân Quỳnh cũng có cái giọng rất chân thành: Sự có ích của thơ ca được Xuân Quỳnh tự nguyện chấp nhận . Cuối 1963, đi đảo Cô Tô, đã có bài Những cây dứa dại, ca tụng loài cây bề ngoài xấu xí “thân nó tròn, vỏ xù xì màu đất bạc -- xoắn xuýt vào nhau như những khúc trăn to -- lá xoè dài- cạnh sắc như lưỡi cưa”, chuyên môn làm rớm máu rách da người đi lại. Lý do là vì loài dứa dại ấy biết giữ cát, chắn gió, che chở cho cửa nhà trên đảo. Năm 1970, trong bài viết trên đường 20 nhà thơ tâm sự:

Chính ở đây mới biết sâu lòng căm ghét

Chính ở đây mới hiểu hết nghĩa yêu thương

Dù thơ em viết chửa hay hơn
Em đang tập làm thơ cho có ích
Như viên đá trải đường, như nhát cuốc
Như tấm lòng em nhớ về anh
Dòng thơ em theo bánh xe lăn
Theo tuổi trẻ trăm lần giáp trận

Cùng một mạch suy nghĩ với những người bạn như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ ở trên, Xuân Quỳnh trở đi trở lại với cái ý đời mình đã thuộc về cái đời sống khắc nghiệt của gió lào cát trắng thì dù ở đây gian khổ đến đâu, vẫn gắn bó với đời sống ấy.

Dẫu đôi khi tôi chửa bằng lòng
Với cái cát làm bàn chân bỏng rát
Với cái gió làm chín lừ da mặt
Mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi
Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi
Cho cát trắng và gió lào quạt lửa

Tinh thần hy sinh, lòng biết ơn, ý thức chiến sĩ đã vào Xuân Quỳnh khá tự nguyện.

Có một mô-típ trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của thế hệ chống Mỹ và được Xuân Quỳnh làm thành một bài thơ riêng, đó là Cỏ dại. Là sự sống ở cái dạng thức đơn sơ nhất của nó , cỏ dại là một cái gì không đòi hỏi nhiều ,không cần ai chăm sóc song lại bền bỉ dai dẳng kỳ lạ , không gì giết hại được, và nó đã trở thành tượng trưng, cho lòng tin, cho hy vọng , cho cái công thức nhiều người không nói thành lời nhưng luôn luôn cảm thấy , ấy là cốt sao là sống còn sống thế nào cũng được , và chúng ta chỉ mạnh ở chỗ chúng ta không chết . Có hiểu những gian khổ đến cùng cực trong chiến tranh, mới hiểu lối suy nghĩ này của nhiều người và hiểu tại sao, người ta thích nói tới nó, bằng lòng với nó.

Một hình ảnh tương tự khác là cát, cũng có ý nghĩa gần gần như hình ảnh cỏ dại vừa nhắc

Bài thơ dài tả cát kết thúc bằng mấy câu:

Cát đã qua nghìn lửa cháy
Cát đã qua nghìn đạn bom
Để tìm về với bà con
Và cát bây giờ vẫn trắng

Về sau này, Xuân Quỳnh sẽ ngoái nhìn lại sự trưởng thành, và sự ngây dại của lớp trẻ như mình, những năm chiến tranh, qua bài Có một thời như thế.

Có một thời vừa mới bước ra
Mùa xuân đã gọi mời trước của
Có một thời ngay cả nỗi đau
Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi
Mơ ước viển vông, niềm vui thơ dại
Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tuổi xanh
Và tình yêu không ai khác ngoài anh
Người trai mới vài lần thoáng gặp
Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng
Tôi đã cười đã khóc những không đâu
Một vừng trăng niên thiếu ở trên đầu
Một vạt đất cỏ xanh rờn trước mặt

Trong sáng, ngây thơ, cổ điển, là cái phong cách sống, phong cách nghĩ một thời của lớp trẻ những ngày ấy.

Và dĩ nhiên, nó cũng là phong cách sống chủ yếu của Xuân Quỳnh



XII Những chuyến đi


thuở viết Chồi biếc : đời văn công
ý nghĩa : thấy mình trong mọi người
cái áo bộ đội
những ngày em đi thường là trời rét
những gian khổ trên đường lá thư gửi Đông Mai
cau nói đi thật xa để trốn
Loại đi như X Quý
Trở về . Câu của Văn Thảo nguyên
Không thể bàn về chuyện đời thì bàn về tình yêu
Bài ca hy vọng


XIII . Người của tình yêu

Là một phụ nữ, song Xuân Quỳnh lại có thói quen chủ động trong tình yêu. Một người quen tôi, anh Hà Trì có đi lại với gia đình Lưu Tuấn từ đầu những năm 60 cho biết hồi ấy, trên 20 tuổi, song Quỳnh cũng đã khá chủ động trong đám cưới đầu tiên. Sau khi cân nhắc tính toán, Quỳnh nghiêng về một niềm tin rằng với sức mạnh của tình yêu, mình có thể cảm hoá và làm thay đổi Tuấn. Mặt khác, lúc này, Quỳnh bắt đầu chuyển công tác, nên lại không muốn mang tiếng rằng do sự chuyển đổi này, mà có đổi thay trong tình cảm. Tự tay Quỳnh bắt tay lo liệu cho việc tổ chức đám cưới (Về sau, thấy Bằng Việt lo mua sắm cho đám cưới của mình với người vợ đầu là chị Vượng, Quỳnh xót xa nhớ lại: hồi truớc, chỉ có tôi lo chứ chả ai lo cưới tôi cả!)

Song, như Đông Mai đã kể, tình cảm Xuân Quỳnh --Lưu Tuấn sứt mẻ, ngay từ khi có đứa con đầu tiên và ngày càng không có gì hàn gắn nổi. Là những người bạn ở xa, chúng tôi không rõ đầu đuôi, nhưng Lưu Quang Vũ ở cùng nhà, Vũ kể rằng hai người đã có những lúc to tiếng, cả hàng xóm làng giềng đều nghe tiếng. Vốn đã không quen trò chuyện với khách của vợ, những lúc ấy, Lưu Tuấn cũng nhìn chúng tôi một cách xa lạ và về phần mình, chúng tôi càng bảo nhau phải lo rút lui cho sớm. Nhân nói bất hạnh nảy sinh trong gia đình mình, có lần Xuân Quỳnh mai mỉa:

- Thấy đôi nào mới yêu nhau, không việc gì phải khuyên nhủ cả. Cứ cho nó về ở với nhau, thế là chán nhau ngay.

Nhưng thật ra, ai cũng nhìn thấy mọi chuyện không phải như thế. Sở dĩ có sự ngăn cách vì mặc dù đều là hai người tốt, nhưng Quỳnh và Tuấn quá khác nhau. Tuấn là người đàn ông chăm chỉ, hiền lành. Khi yêu không nói gì nhiều, nhưng sẵn sàng để một hai buổi trưa vót những đôi đũa thật đẹp, tặng người mình yêu, và sau này về sống với nhau rồi, săn sóc vợ trong từng chuyện nhỏ nhặt, hoặc để cả ngày làm đồ chơi cho con. Ngược lại, Quỳnh là một tâm hồn sôi nổi, thích trò chuyện, nhận xét, tha thiết tìm thấy ở người đàn ông một người đồng hành trong mọi phiêu lưu của cuộc đời. Sự chỉn chu chín chắn của Tuấn, Quỳnh vừa cần, vừa không cần, vì nếu thích, Quỳnh cũng có thể trở nên một người đảm đang lo liệu đầy đủ cho chồng con, chứ không phải loại phụ nữ chỉ biết sai chồng làm việc vặt, và thua kém đàn ông cả trong nấu nướng lẫn khâu vá. Quỳnh với Tuấn cả hai vừa thiếu cho nhau, vừa thừa cho nhau, là như thế đó.

Giá ở hoàn cảnh hôm nay, câu chuyện gia đình Tuấn – Quỳnh sẽ được giải quyết chóng vánh.

Nhưng vào đầu những năm 60, tiếp đó là những năm chống Mỹ mọi chuyện tình cảm thường đuợc giải quyết theo cái mạch cổ điển, của nó. Gia đình nào chẳng có chuyện xô xát!

Cái chính là xem cả hai có tốt không, có chuyện tình tang lung tung không. Chứ còn chưa hiểu nhau thì sẽ được giúp đỡ để hiểu nhau. Hồi ấy mọi người hình như đều nghĩ thế . Đang thời chiến, cả xã hội đề cao sự chịu đựng, lòng chung thuỷ . Những chuyện ly hôn bị coi là một cái gì rất xấu, dù lý do ra sao thì cũng không thể chấp nhận được. Rất nhiều loại “uỷ ban hoà giải” đã được lập nên ở các phường phố cũng như các cơ quan, cốt giúp cho các nhân viên, và các công dân của mình, sống yên lành trong cái gia đình đã được an bài. Một thiện chí như thế, quả có giúp cho bao gia đình lúc ấy khỏi vỡ tung ra, song ngược lại cũng cho nhiều gia đình bùng nhùng trong một thế ổn định tạm bợ. Ngoại tình cũng được , thỉnh thoảng ăn vụng một tí cũng được , miễn là bề ngoài an lành , mọi người cùng thoả thuận . Người ta chán chường nhau vô hạn, nhưng vẫn phải lặng lẽ sống bên nhau, như những cái bóng.

Sau những lúc sôi nổi bàn chuyện văn chương, đám bạn bè chúng tôi, những Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Nguyễn Xuân Thâm, Phan Thị Thanh Nhàn cũng đôi khi bàn sang chuyện gia đình. Thời gian đầu Quỳnh thường lảng tránh và chỉ nói những câu xa xôi. Nhưng chắc chắn lúc ấy, trong Quỳnh đã có một cái gì đổ sụp. Quỳnh đâm ra hay hoài nghi, nghĩ ngợi. Như Phan Thị Thanh Nhàn đã kể, trong một lá thư từ Vĩnh Linh gửi về, Quỳnh viết: “Ngày chưa có chồng, cứ thoáng nghĩ đến ai tao lại chợt lo: nếu như mình yêu họ, thì liền sau một năm mình có còn thấy họ đáng yêu không? Và ý nghĩ ấy làm tiêu tan cả mọi dự định”.

Không gì khác, sự hoài nghi nói ở đây là nguồn gốc của sự hoài nghi viết trong bài Tháng năm :“Lòng anh là đầm sen -- Hay là nhành cỏ úa” mà trên kia đã nói. Thiếu đi tình yêu say đắm những năm ấy, Quỳnh sống trong gia đình mà sống như người ở nhờ “Tôi cảm thấy trong đời mình chẳng có gì là của mình cả, không nhà cửa, không đồ đạc, cái gì cũng sẵn sàng mất” – Quỳnh tâm sự. Vốn sống sôi nổi, song lúc này, người đàn bà ấy trở nên đờ đẫn ngồi đâu cũng bồn chồn trong bụng cứ như lửa đốt, tết trong nhà có mấy cái bánh chưng cũng không biết . Quỳnh những năm ấy, hầu như là người của đường xá, hết đến cơ quan lại sang các bác bạn, rồi đi xem, đi họp, đi học tiếng Pháp, Quỳnh làm tất cả mọi việc một cách cuống cuồng, nhưng cũng là một cách chậm chạp, cốt cho hết ngày và cũng khỏi phải đối mặt với chuyện riêng tư hạnh phúc. Có lần với sự non nớt ít kinh nghiệm của một người con trai chưa có vợ, tôi nói điều gì đó, vẻ như lý tưởng hoá cuộc sống của một gia đình trẻ, thì thường nghe Quỳnh nói lại những câu khá chua chát. Hình như chị không tin rằng còn có hạnh phúc .

Về chuyện chia tay với Tuấn , có một nguyên tắc mà Quỳnh sớm đặt ra để tuân theo: đó là không giải quyết một việc lớn như thế này qua những bốc đồng chốc lát. Nhưng lúc cãi cọ nhau, không mang chuyện ly dị ra doạ là cắn răng chịu, chờ lúc vui vẻ mới bàn. Nung nấu rất lâu trước khi quyết định, Quỳnh bảo:

- Tôi chỉ luôn luôn nghĩ là làm thế nào cho phải. Ông Tuấn ông ấy tốt quá, cái tốt ấy lại là một cách ràng buộc tôi. Nhưng tôi tự nghĩ: như thế nào là mình tốt với anh ấy? Mình giải phóng cho anh ấy là tốt hơn, hay mình cứ giả tốt như thế này là phải hơn.

Về phần mình, tôi nghĩ nếu mà ông ấy giải phóng cho tôi thì tôi còn kính trọng còn ..

Thế còn những chuyện bù đắp của Xuân Quỳnh, giữa hai cuộc hôn nhân?

Tôi nghĩ rằng, ở cái tuổi chưa đầy ba mươi, con người là nhiều khi như vỏ bào sấy khô, chỉ hơi chạm mạnh một tí, hoặc có một tia lửa, là bùng cháy ngay được.Trong quyển sách này, tôi không đặt cho mình nhiệm vụ kể hết những mối tình của Xuân Quỳnh, đơn giản là vì có nhiều điều tôi không biết, và nếu trong một vài trường hợp, có biết chút ít, thì các đương sự đều đang còn sống, nói ra không khỏi có phần bất tiện. Khi viết về người bạn đời cuối cùng của Xuân Quỳnh , tôi đã nghĩ đến một đề tài không bao giờ thực hiện nôỉ : Những người đàn bà trong đời Lưu Quang Vũ . Về Xuân Quỳnh cũng vậy . Giá có dịp kể lại chi tiết những người đàn ông đã yêu Quỳnh và được Quỳnh yêu lại, phân loại họ tìm ra chỗ giống nhau và khác nhau giữa họ thì cúng là một cách tối ưu để hiểu Xuân Quỳnh .Nhưng ở ta chưa có thói quen làm cái việc gọi là đi vào đời tư này .

Tuy vậy, có thể thấy qua một số nét chung.

Trước tiên ấy là cái điều tôi đã lưu ý ngay từ khi nhìn lại những năm thơ ấu của Quỳnh : Là người tình cảm nhưng lại không tìm được chỗ dựa tình cảm lúc nhỏ , Quỳnh lúc nào cũng khao khát tình yêu, nhiều khi khao khát quá mức, sinh ra mất sáng suốt. Con người ấy đôi lúc, và ở một phía nào đó phải nói là có phần dễ dãi, nó bắt nguồn từ một sự nhạy cảm thường trực về tình trạng cô độc của mình, và muốn làm nơi nương tựa, Quỳnh không thể sống thiếu bàn tay khác cho Quỳnh vịn, dắt Quỳnh đi.

Đường tít tắp không gian như kể
Anh chờ em cho em vịn bàn tay
Trong tay anh tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ

Tình cảm của Quỳnh, nhiều khi như hoa dại, Quỳnh từng miêu tả người ta “ giẫm lên hoa mà chẳng thấy nhớ “ mà trên kia tôi đã trích . Mấy câu thơ sau đây được viết trong bài thơ Gửi lại thành phố nắng :

Ngày mai tôi xa rồi
Lòng tôi còn ở lại
Một chút tình yêu tôi
Như vệt đen le lói
Lẫn trong triệu ánh đèn
Lẫn trong màu áo cưới
Lẫn trong những ngã tư
Tiếng còi xe giục gọi
Tình tôi như hạt bụi
Vương dưới chân người qua
Tình tôi như màu hoa
Trong mảnh vườn đã tới
Như tiếng vang hòn sỏi
Giữa biển đời mênh mông
Dẫu có cũng bằng không
Chỉ riêng mình tôi biết

Tình yêu nói ở đây là tình cảm của Xuân Quỳnh với Sài Gòn, nơi ông cụ thân sinh Quỳnh từng sống . Nhưng cũng là đúng với tình yêu trai gái . Và cái vẻ tội tội của nó thì bao giờ vũng vậy vẫn là cái nét riêng chỉ Xuân Quỳnh mới có. Bao giờ Quỳnh cũng mắc cái tội là cho rất nhiều, để rồi nhận lại không được như mong muốn. Tình yêu Quỳnh tản mạn khắp nơi, đi đến đâu Quỳnh cũng tìm thấy người để dựa cậy vào bản thân thì để nhớ để thương cho người ta. Rồi tất cả guồng đời trôi chẩy. Nhưng việc khác lại cuốn tới mọi người lại mải miết với những việc trước mắt. Và bản thân Quỳnh thì bồn chồn vì năm tháng qua đi , mà mình vẫn chưa đậu lại ở nơi nào cả.

Có một quy luật mà người xưa đã khái quát “ Người ta không thể vừa yêu vừa trở nên thông minh” “Hạnh phúc dễ làm cho con người ngu đần đi, so với sự bất hạnh”. – Tiếc thay các quy luật oái oăm và đau xót đó lại cũng đúng với Xuân Quỳnh. Mặc dù, hàng ngày thông minh, sắc sảo, nhưng trong tình yêu Quỳnh cũng hay rơi vào tình trạng mê muội. Có những người, bề ngoài ai cũng thấy là không có gì hợp với Quỳnh, và lúc sáng suốt, Quỳnh nhận ra đủ mọi chỗ dở của những người đó, - người này thì rụt rè, nhút nhát, ích kỷ, không dám đi đến cùng trong chuyện gì; người kia thì tham vặt, láu lỉnh, vụ lợi, -- song lúc bập vào yêu, Quỳnh lại hết sức lý tưởng hoá họ, lòng dạ lúc nào cũng nôn nao khi nghĩ tới họ và là người thông minh những lý lẽ của Quỳnh như . Để rồi, có khi trở nên nạn nhân sự lừa lọc tự phát ở họ. Trong tình yêu Quỳnh hiện ra trước mặt người đàn ông đối tác, với nhiều phần vì nể, người ngoài nhìn ra như là có phần quỵ luỵ. Mặc Quỳnh phải tỏ ra hết lòng tận tuỵ với người mình yêu, và dành tất cả cuộc đời cho người đó, không tính toán, không chần chừ lưỡng lự thì mới yên lòng. Đến khi cuộc đời không được như nhà thi sĩ mong muốn, Quỳnh đau xót tưởng chết đi được. Bản năng tự vệ lớn lao kéo Quỳnh trở lại, nhưng từ đó, Quỳnh thù ghét người đã ruồng bỏ mình đến mức không đội trời chung, đi đến đâu chửi đó.



XIV Những bước khủng hoảng
và sự chấp nhận tự nhiên


Khi nhớ lại đời sống văn nghệ những năm chiến tranh, tôi nghĩ ngay đến những tờ báo, Báo Văn Nghệ ở 17 Trần Quốc Toản, tạp chí Văn Nghệ quân đội ở 4 Lý Nam đế. Hầu như những vui buồn của lớp trẻ làm thơ cũng dồn tụ lại ở đấy. Đến với tờ báo, chúng tôi gặp các bậc đàn anh lớp trước, các anh các chị người nào cũng chỉ chăm chăm lo liệu có thêm những trang viết phục vụ cho cuộc chiến đấu chống Mỹ. Đến với báo chúng tôi gặp bạn bè ở xa về. Thỉnh thoảng trong câu chuyện, cũng có len vào những vấn đề xã hội chính trị lớn lao. Nhưng nói chung, chúng tôi cảm thấy sự đời đơn giản hơn, nó cụ thể hơn ở một ít công việc trước mắt, mà cụ thể là những bài thơ, truyện ngắn đăng báo. Sau khi tỏ ý thán phục một cái gì như là cái non tơ tuổi trẻ, một người như Nguyễn Minh Châu sẽ sớm nhận ra một đặc điểm không được hay lắm ở lớp trẻ. Đi đâu chúng tôi cứ kéo đi một đàn một lũ, cười nói ầm ĩ. Rồi lúc nào đó, phải có những cá nhân đơn độc tự mình suy nghĩ mọi điều. Nhưng lúc ấy, hình như những cá nhân như thế, còn mải chơi, mải trò chuyện chưa tự mình sống riêng ra được.

Cũng Nguyễn Minh Châu, một lần lại bảo “Cánh trẻ bây giờ mới có những tay làm cho người ta mến và thấy bợm, vì sự bắt chước giỏi nhưng chưa phải đấy là sự phát hiện ra cái gì mới”.

Nguyễn Khải thì chê là trong hội nghị những người viết văn trẻ tổ chức 6-1971 : “không có cây bút trẻ nào nói được ít câu nghiêm chỉnh “ . Ông bảo thẳng vào mặt tôi

-- Đi họp các ông không nói gì, cứ ngồi im thin thít, rồi ra ngoài lại nói, lại chửi bằng cái giọng khinh bạc, thế là tạo điều kiện cho người ta nghĩ rằng các ông còn trẻ con.. Nên nhớ rằng không ai kéo dài tuổi trẻ mãi được. Phải nói, phải có lý lẽ của mình, rồi lại phải làm nữa” .

Có lẽ không chỉ Nguyễn Minh Châu hay Nguyễn Khải đã có ý nghĩ như trên mà nhiều người có kinh nghiệm khác đã cảm thấy như vậy . Và khách quan mà nói, phải nhận là các bậc đàn anh ấy nói đúng – là những nhà văn nhạy cảm và có bản lĩnh, các ông muốn trước mắt mình có một lớp trẻ sâu sắc hơn trong suy nghĩ, đàng hoàng mới mẻ hơn trong cách sống. Nhưng quan nieej chủ đạo trong xã hội lúc ấy đâu dễ cho phép có một lớp trẻ táo bạo, chói sáng như các ông mong ước!

Thật ra, thì dù đụt đến mấy, kém cỏi đến mấy, lớp trẻ những năm ấy không khỏi có lúc lờ mờ mang máng cảm thấy rằng lẽ ra mình phải làm một cái gì vượt lên hẳn so với lớp người đi trước. Phải tạo nên một bước rẽ ngoặt. Phải có một phong cách hoàn toàn khác,-- chính một người như Xuân Quỳnh, trong sự thuần nhất của mình, cũng cảm thấy phải cục cựa, thay đổi. Một lần nào đó, Quỳnh từ chuyện văn chương, khái quát sang chuyện đời sống.

--Tôi đọc Brecht thấy có những bài vớ vẩn, cả thơ Hikmet cũng vậy. Bây giờ người ta sống người ta thờ phụng người cũ nhiều quá . Hoặc là toàn hy vọng ở tương lai - ông Chế Lan Viên lúc nào cũng hy vọng ở tương lai – còn hiện tại ta sống thế nào, thì chẳng ai chịu lo và chịu trách nhiệm cho chúng ta cả.

Vào những năm từ đầu 1970 trở đi, giọng thơ trẻ Lưu Quang Vũ, do những biến động trong đời sống riêng, đột ngột trở nên vẩn vơ, cay đắng, u buồn, trở nên một chút gì như là hư vô, không còn biết tin những gì chung quanh mình nữa (*). Những vần thơ khinh bạc của Vũ có đến với Quỳnh ( lúc ấy họ chưa lấy nhau ) và hai người có trao đổi về nhiều điều quan trọng. Giá kể Quỳnh có than phiền rằng ở Quỳnh lòng tin bị mất nhiều quá, thì Vũ còn đi xa hơn : “ Tôi chưa bao giờ có niềm tin để mất. Lúc nào tôi cũng cảm thấy như bị khinh rẻ, bị chà đạp” .

Quỳnh không biết nói gì hơn, chỉ than thở với tôi : “Vũ là kẻ khinh bạc, chửi mọi thứ rồi lại làm theo những thứ ấy. Nhưng dẫu sao, Vũ còn có cái triết lý sống riêng của Vũ. Còn tôi, tôi đau khổ vì chưa tìm ra triết lý riêng của mình”.

Tôi không dám nói là mình đã hiểu hết đời sống tinh thần của các bạn trẻ cùng tuổi những năm chống Mỹ, song có cảm tưởng là ở một người như Xuân Quỳnh lúc đi xa nhất, lúc tỏ ra hư nhất, trong quan niệm về đời sống, cũng chỉ có thế. Chưa tìm ra triết lý riêng của mình -- điêù Xuân Quỳnh tự nhận một cách bâng quơ , thật ra là điều đúng với toàn bộ cuộc đời Quỳnh và cũng đúng với nhiều người chúng tôi . Mười năm chiến tranh, Hà Nội không ra thời chiến, không ra thời bình, ở đó, chúng tôi có một cuộc sống vẩn vơ, chơi bời, đá một tí công chức, một tí nghệ sĩ, lại luôn luôn làm thơ viết văn động viên lớp người cùng tuổi với mình ra trận. Luôn luôn chúng tôi nói tới hai chữ chiến sĩ song thực ra cách hiểu về chiến sĩ cũng cực kỳ đơn giản đại khái cứ có thơ văn in ra có sứ động viên là được . Một cách sống cách nghĩ đơn sơ nhưng bền chắc và khó lòng thay đổi, vì đâu có tiếp xúc với thế giới bên ngoài để mà thay đổi . Mãi tới 1975, khi vào Sài Gòn giải phóng chúng tôi mới ngớ ra vì bao điều không biết không hiểu của mình. Song ai đã sống những ngày ấy hẳn sẽ tha thứ cho chúng tôi, ít ra là ở một điều: chúng tôi không ảo tưởng . Những lúc tỉnh táo nhìn lại mọi chuyện, chúng tôi hiểu rằng mình không làm được gì nhiều, và mọi chuyện sẽ qua đi, các thế hệ sau sẽ sống khác chúng tôi. Lạ một điều là trong số những người ngay từ lúc ấy có được sự tỉnh táo trong việc đánh giá thế hệ mình đã có Xuân Quỳnh. Chị đã đã ghi lại ngụ ý này của lớp người cùng lứa trong bài Chúng tôi in ở tập Gió lào cát trắng. Lớp thanh niên được miêu tả ở đây “sinh ra trong nhiều năm khác nhau, nhưng cùng một thời kháng chiến” Mọi yêu ghét của họ đều liên quan đến sự sống còn của đất nước. Họ không có lấy một giờ học yên tĩnh “Đang giờ toán bỗng nghe bom dội – Trong bài văn có chữ máy bay rơi “ Cho đến cả hình hài cách ăn mặc của họ cũng theo nhịp thời chiến. Và đây điều đau xót nhất “ Trên thế giới này chúng tôi chưa thuộc hết các danh nhân – Bởi chúng tôi hiếm thời gian để học” Khi thuật lại những chuyện này, Xuân Quỳnh vẫn giữ cho bài thơ của mình cái giọng bình thản, không ra vẻ tranh khôn, không oán trách ai, không tiếc xót cho mình và bè bạn. Trong cái vẻ mộc mạc của nó, bài thơ chốt lại bằng mấy câu cũng thẳng đuỗn, nhưng quả là có sự chân thành hiếm thấy:

Chúng tôi tin thế hệ tiếp lớn lên
Đất nước này sẽ nhiều đổi khác
…Tuổi trẻ sẽ có nhiều sách đọc
Sách về tình yêu về sự khám phá sao mai
Cuốn sách nói về tuổi trẻ chúng tôi
Nằm khiêm tốn giữa muôn nghìn cuốn khác

Chắc không ai phản đối khi nói rằng sự biết điều nói ở đây đã chiêu tuyết cho tất cả! Và trước tiên cho Xuân Quỳnh mà chúng ta đang nói!







XV Người bạn đời


Sinh năm 1948, và đúng năm 1964 thì tốt nghiệp cấp ba ( lớp 10 hệ phổ thông chỉ có mười năm ), Lưu Quang Vũ thuộc loại trẻ trung nhất trong đám các nhà thơ được mệnh danh là thế hệ chống Mỹ.

Nhưng lớn lên trong một gia đình văn nghệ sĩ, Vũ có điều kiện để hiểu văn chương từ bên trong, hiểu một cách gan ruột sâu sắc. Và so với tuổi của mình, Vũ trưởng thành sớm. Chẳng những là các bài thơ đầu tiên của Vũ thời in trên báo gần như đồng thời với những Bằng Việt, Vũ Quần Phương trong thơ hoặc Đỗ Chu ,Nguyễn Khắc Phục mà trong câu chuyện hàng ngày, Vũ cũng tỏ ra hiểu biết không kém gì những người hơn mình năm bảy tuổi – thậm chí, nhiều chỗ bằng kinh nghiệm riêng của mình, nhận thức cách nhìn đời, cách đánh giá con người của Lưu Quang Vũ còn có những khía cạnh sắc sảo hơn. Không bao giờ, trong một đám bạn bè cùng ngồi với nhau, bọn tôi nghĩ Vũ có khía cạnh gì non nớt, ngược lại, cả bọn đều mừng là có một người bạn trẻ thông minh như vậy.

Thoạt nhìn, có thể thấy Vũ hơi bột. Khuôn mặt bầu bĩnh , má còn lông tơ, môi đỏ Không gì khác, đúng là hình ảnh của một chàng trai mới lớn.

Vũ lại cố ý tô đậm vẻ non tơ của mình bằng một dáng dấp rụt rè pha chút bẽn lẽn nữa. Trước đám đông, Vũ thường ít nói, có nói thì cúi đầu và liếm môi vẻ rất vụng dại.

Về sau, trong những khi nói chuyện riêng , chúng tôi mới biết rằng, thật ra, Vũ nhìn tất cả một cách thấu đáo. Kinh nghiệm sống trong gia đình dạy Vũ đầy đủ về thực chất của giới văn nghệ sĩ, đôi khi, Vũ có những lời lẽ khinh bạc mà bọn tôi phát sợ. Nhưng đó là câu chuyện về sau.

Vào khoảng mấy năm 65-66, Vũ đang giống những bài thơ của mình trong tập Hương cây, nghĩa là dịu dàng, tinh tế. Người ta thường nói Vũ thuộc dòng thơ kỷ niệm. Những câu thơ hay nhất của Vũ lúc ấy là để nói về trời xanh mây trắng, đất nước chân tình đáng yêu, và mỗi chúng ta chịu ơn đất nước này rất nhiều, chúng ta phải làm tất cả để gìn giữ sự trong lành của cuộc sống.

Mặc dù, đang ở trong quân ngũ, nhưng trong khoảng mấy năm ấy, Vũ thường cũng có mặt ở Hà Nội. Và khi người con trai đó để bộ quân phục ở nhà, đèo người yêu đi làm, rồi ngồi ở quán cà phê đợi người yêu trở về, thì trong cái dáng vẻ tự nhiên, từng trải của mình, Vũ hiện ra như một chàng trai Hà Nội tiêu biểu (bố Vũ, ông Lưu Quang Thuận, quê Đà Nẵng ra Hà Nội đã lâu, còn mẹ Vũ người Hà Nội gốc, nhà trên Ngõ Gạch)

Khoảng đầu 1970, đám cưới Vũ và người nữ diễn viên xinh đẹp Tố Uyên, tổ chức ngay ở căn phòng trên gác hai căn nhà 96 phố Huế. Mặc dù thời chiến, song gia đình đã lo cho đám cưới thật hào hoa lịch sự. Bạn bè văn nghệ đến khá đông. Người ta bấy giờ đi dự ngày vui không quá lo lắng về ăn mặc, về quà tặng như đám cưới những năm sau này. Bè bạn chỉ như say đi, trong một không khí hạnh phúc thực sự .

ở cùng trong căn nhà 96 phố Huế, Xuân Quỳnh có dịp được thấy trước mắt mình thế nào là cái nồng nàn của hạnh phúc tuổi trẻ, mà Quỳnh thường ao ước.

Song mấy năm liền đó, Quỳnh cũng lại thấy ngay trước mắt mình, cái gọi là cuộc đời thường tấn công cái gia đình nhỏ kia và lấy đi tất cả cái tươi đẹp mà Quỳnh đã chứng kiến.

Cưới nhau được ít lâu, gia đình Vũ –Uyên tan vỡ. Nghề thi sĩ của Vũ và nghề diễn viên của Uyên đều là nghề rất đẹp. Nhưng ở nước ta, đó là nghề chưa kiếm ra tiền. Mà những gia đình trẻ như gia đình Vũ, thì rất cần tiền. Lại nữa, cả hai con người rất nghệ sĩ đó không phải là người của đời thường. Chắt bóp nhặt nhạnh “chín xu đổi lấy một hào” để lo cho gia đình tươm tất, không phải là việc của họ. Rồi ít lâu sau, khi Vũ bị đưa ra khỏi bộ đội trở về trong cảnh gần như thất nghiệp, giữa lúc Tố Uyên sinh đứa con đầu tiên, thì bao nhiêu bấn bíu mới có dịp hiện cả về, để trói chặt đôi vợ chồng nghệ sĩ trong cuộc đời thường. Những ngày tháng gieo neo ấy, thật sự có thể coi là âm bản của cái cuộc sống hạnh phúc hôm qua – thực ra là chỉ cách có ba bốn năm gì đó.

Trong thời gian này, Quỳnh cũng đang sống trong cảnh gia đình rạn vỡ, và không cách nào hàn gắn trở lại. Quỳnh và chồng ở gác ba còn Vũ và Uyên cũng được thu xếp trong một phòng nhỏ gác hai, tất cả đi chung cùng một cầu thang.

Mặc dù tuổi tác cách nhau có phần xa (trước mặt mọi người, lúc đầu, Quỳnh vẫn được Vũ gọi bằng cô) song căn cứ vào những dang dở trong hạnh phúc riêng tư, thì so với các bạn bè khác, Quỳnh và Vũ là người có những kinh nghiệm không kém gì nhau.

Tài thơ của người này, luôn luôn là điều ngưỡng mộ của người kia. Nhiều người còn nhớ, trong bài thơ Nếu ngày mai em không làm thơ nữa của Quỳnh, có những câu gần như tuyệt bút

Và trời xanh - xin trả cho vô tận
Trời không xanh trong đáy mắt em xanh
Và trong em không thể còn anh
Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Tôi nhớ có lần Quỳnh kể rằng, khi nghe mấy câu thơ ấy, Vũ cứ run cả lên.

Về phần mình, Vũ cũng rất thi sĩ trong rất nhiều câu thơ xuất thần:

Không làm thơ anh xin làm lá cỏ
Chỉ xanh thôi cũng mát mắt em nhìn

Khi đã hiểu nhau đến tận phần tinh tế gan ruột là những câu thơ chắt lọc từ cả cuộc đời như thế này, thì thì cái hàng rào ngăn cách tuổi tác còn có nghĩa lý gì. Các thi sĩ thực thụ là những thi sĩ rất già trong sự hiểu đời và lại mãi mãi trẻ trung trong sự cảm nhận trực tiếp đời sống. Điều đó cả Vũ và Quỳnh đều hiểu hơn ai hết.

Bản thân tôi còn nhớ là trước những chuyện diễn ra hàng ngày trong đời sống của Vũ mấy năm ấy, Quỳnh luôn luôn tiếp nhận với cái độ căng vốn có của tình cảm mình. Khi thì phục, khi thì thấy lạ, thấy không sao chấp nhận được nhưng bao giờ cũng nôn nao cảm động và muốn lên tiếng.

Một lần nào đó Tính cách con người và người ta nhận xét về nhau khá chính xác

Con đây, một lần khác, Quỳnh nói rất sôi nổi.

--- Vũ vừa mới viết 5.000 câu thơ về đất nước. Có nhiều câu cảm động nhưng có nhiều chỗ cũng bốc quá. Vũ đã nói nhiều chuyện mà Vũ không hiểu.

Vũ có nhiều quan niệm mà tôi thấy là sai , nhưng tôi không đủ lý lẽ để bẻ lại. Ví dụ như Vũ bảo làm thơ là luôn luôn thức tỉnh, làm cho người ta luôn luôn không thoả mãn thế thôi. Hôm nay làm cho người ta không thoả mãn với hôm nay. Nhưng khi cái hôm nay đã thoả mãn, thì người thi sĩ lại gây cho người ta bất mãn, lại thức tỉnh người ta, và mọi điều cứ thế tiệp tục không thôi.

Nhưng tôi kinh nhất ở Vũ một điều: Vũ không bao giờ cảm thấy ân hận, cảm thấy có lỗi trong chuyện gì cả. Còn ở tôi, cái cảm giác ấy lại là thường trrực.



Được chứng kiến một phần nào đó tình yêu của Quỳnh với một vài người bạn khác, dĩ nhiên là dần dần, tôi cũng thầm đoán là giữa Vũ và Quỳnh từ ngày ấy càng sớm có chuyện. Nghe Quỳnh nhận xét về Vũ, tôi càng củng cố cái ý nghĩ riêng: “Có những phương diện, chỉ hai con người ấy mới hiểu nhau, chịu được nhau, nhưng lại có những phương diện, hai con người ấy hoàn toàn xa lạ với nhau, khốn khổ thế chứ!”

Tuy nhiên, dù đã đoán trước tất cả, mọi sự việc xảy ra sau đó, đối với một người nhút nhát và không quen va chạm như tôi ,đấy vẫn là một cú sốc quá mạnh.

Nguyên hồi đó, Quỳnh đang bị một người bạn trai ruồng rẫy. Hai bên, theo Quỳnh hiểu, sẽ cùng từ bỏ gia đình, một bên bỏ vợ, bên kia bỏ chồng, để về đoàn tụ với nhau. Hoá ra, Quỳnh nhầm! Người đàn ông mà Quỳnh hết lòng yêu và đã vì người đó mà viết nên những bài thơ tình hay nhất trong Gió lào cát trắng không nghĩ giống Quỳnh. Vốn chi ly kỹ lưỡng trong toan tính việc đời, lần này anh càng tỏ ra thận trọng hơn bao giờ hết. Trong khi đi lại với Quỳnh thì anh vẫn để hết tâm trí lo việc gia đình, như phong cách thường có ở một người đàn ông mẫu mực. Đến khi cần phải quyết định thì anh trở về với con người của gia đình .. Đây không phải chỉ là quan niệm riêng của Người bạn trai kia của Quỳnh mà còn là quan niệm phổ biến thời nay . Người ta coi tình yêu là một thứ hoa lá “ vợ con là cơm nhà còn bồ bịch là phở “. Sáng ra ăn phở cũng vui song trưa chiều phải xcó cơm mới chắc dạ . Không ai lấy phở thay cơm thì cũng không ai vì người mà mình yêu mến nỡ lòng phá tan gia đình sẵn có , nhất là khi người ta đã sang cái tuôi ba mươi chín chắn hơn nẳn so với thuở mười lăm mười bảy .

Trong khi đó thì XQ nghĩ khác . Cũng như đa số người đời ,Quỳnh cho là mình bị phụ bạc . Bất cứ ai ở vào địa vị người bị phụ bạc như thế, cũng rất đau đớn, nữa là lại một người nhạy cảm tinh tế, coi tình yêu là lẽ sống của cuộc đời, và kiêu căng cao ngạo, tự tin ở sức cảm hoá của mình như Quỳnh. Trong khi người bạn trai kia nhẹ nhàng từ tốn giải thích với mọi người ( là Quỳnh hiểu nhầm, rằng mình chả hứa hẹn gì cả rằng người ta không thể phá tung hai gia đình yên ấm, để bắt tay xây dựng một gia đình mới từ đầu, và không chắc đã đi đến
SỐ TRUY CẬP online