Vai trò của lý luận

Sổ tay


s
ự song hành giữa lý luận và thực tiễn là một đặc điểm của tư duy hiện đại . Trong vật lý thiên văn ,người ta bảo rằng nhiều ngôi sao đã được tìm thấy bằng tính toán trên trang giấy trước khi người ta quan sát được nó bằng các loại kính viễn vọng .
Trong văn chương thế kỷ XX cũng có tình trạng tương tự. Nhiều nhà văn ( trong số này có những người về sau đoạt giải Nobel )bắt đầu bằng những tuyên ngôn mang tính cách lý thuyết , sau đó mới viết để kiểm tra lại và chứng minh thêm lý thuyết của mình .
Nhưng đó là chuyện của những nền văn chương khác ở những nước khác . Còn ở ta hiện nay , mọi chuyện được quan niệm gần như ngược lại . Khía cạnh lý luận của sáng tác ư, chuyện xa vời quá . Thậm chí với một số cây bút đầy tự tin thì lý luận được xem như sự bịa đặt của ba bốn anh bất tài , rỗi hơi không biết làm gì ghé vào văn chương xin việc , và toàn đưa ra những điều không cần gì cho những người cầm bút . Ngay ở những lớp sáng tác được mở thì thời giờ để học lý thuyết cũng bị thu hẹp đến mức tối thiểu , nói nôm na là học cho lấy lệ ,có bao nhiêu sức lực anh hãy đổ vào sáng tác giữa những người mở lớp và người đi học có sự thoả thuận ngầm như vậy . Nói thì dễ làm mới khó ,anh có tài anh hãy viết ra cho tôi xem chứ còn bàn xem thơ phải như thế này thơ nên như thế kia ư , cái đó “ chẳng đáng một xu” -- đại khái với tinh thần sùng bái hành động người ta phủi tuột . Tiểu thuyết là gì , trong thời đại hiện nay tiểu thuyết đang biến đổi theo hướng nào để theo kịp những biến động trong tâm lý và tư tưởng con người , như thế nào mới gọi là tiểu thuyết hiện đại .. . -- khi tổ chức một cuộc thi to tát như thi tiểu thuyết chẳng ai nghĩ đến chuyện giới thiệu thêm sách vở để cùng đọc hoặc mang ra trao đổi trên mặt báo . Cứ viết đi rồi cái hay tự nó cắt nghĩa tất cả . Ơ chỗ riêng tư có thể cũng có ai đó tự đặt cho mình những câu hỏi đi sâu vào nghề nghiệp nhưng người ta cũng biết ngay rằng có bàn cũng chẳng có ai hưởng ứng , âu là ta hãy cứ làm như mọi người .

Chẳng cần nhìn rộng ra các nước khác mà chỉ nhìn lại văn học VN thế kỷ XX người ta cũng nhận những kinh nghiệm khác hẳn . Đầu những năm hai mươi , vào dịp bắt đầu có nhiều người viết tiểu thuyết theo lối mới , trên tạp chí Nam Phong Phạm Quỳnh có ngay một bài khảo luận khá công phu ,sau được in thành cuốn sách riêng . Những năm ba mươi, ý kiến bàn về tiểu thuyết càng nhiều . Tới đầu những năm bốn mươi Vũ Bằng lại giảng giải tỉ mỉ về tiểu thuyết trong cuốn Khảo về tiểu thuyết ( trước đó cũng đã cho in báo ) . Khoảng năm 1954 , ở Sài Gòn nhóm Sáng tạo có một cuộc thảo luận kỹ về nghệ thuật tiểu thuyết trong đó bộc lộ khao khát vượt qua giai đoạn tiền chiến để có một trình độ tư duy mới . ở Hà Nội ,NXB Văn học cho in nhiều cuốn sách mỏng nhưng có ý nghĩa thiết thực như Nói về tiểu thuyết của Ngô Cường , Nguỵ Kim Chi , Mao Thuẫn ;Kinh nghiệm viết văn của Triệu Thụ Lý , Ngải Vu ; Công việc viết văn của Ehrenburg ; Những mưu toan đổi mới trong nền tiểu thuyết hiện đại của Dneprov và Kuznetsov ; sách của tác giả trong nước có Công việc của người viết tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi và Viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan , Võ Huy Tâm . Lâu nay ,những cuốn sách tương tự không được giới thiệu , loại sách nặng như Lý luận và thi pháp tiểu thuyết của Bakhtin, Nghệ thuật tiểu thuyết của Kundera dịch ra rồi đấy , nhưng không được người trong giới bàn bạc trao đổi . Mà chừng nào chỉ có vài người người tâm đắc với việc đổi mới tư duy tiểu thuyết làm việc trong âm thầm đơn độc , chừng đó nền tiểu thuyết đại trà nói chung còn đi vào vết xe cũ .
SỐ TRUY CẬP online