SỰ THỰC , CHẤT THỰC

QUAN NIỆM VỀ MỐI LIÊN HỆ ĐỜI SỐNG VÀ NGHỆ THUẬT

Quan niệm Viết truyện ngắn nào có khó gì đâu .Một sự xảy ra ngoài phố làm rung động trái tim ta,một câu chuyện thuật trong phòng khách làm nở một nụ cười khoái trá trên môi ta,một khu rừng âm u lạnh lẽo ,một xóm nhà tranh rải rác dưới ven đồi ,một cái quanh bán nước ,một cái xe với anh phu kéo ... hay không cái gì cả , sự trống rỗng một phút một giây của tâm hồn . Những cảnh tượng ấy dù trọng dù khinh đều là đầu đề câu chuyện ,đều kích thích trí nghĩ ta mà ngấm ngầm tự cấu tạo nên một truyện ngắn .Ta chỉ việc viết lên giấy những điều trông thấy , nghe thấy và những ý tưởng nảy ra trong thâm tâm ta .Có thế thôi.Cái khó - nếu quả có cái khó - chỉ ở chỗ phải biết có thế thôi .
Mở đầu bài tựa viết cho Gió đầu mùa, Khái Hưng đã thử gọi ra “ quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam “ như vậy ,và sau nửa thế kỷ nay đọc lại ,người ta vẫn phải nhận rằng cảm giác của Khái Hưng là chính xác . Tức là nếu như Nguyễn Công Hoan là một bậc thày về mẹo mực trong nghề bẫy người đọc thế này ,che mắt người đọc thế kia thì Thạch Lam là một phản đề với nghĩa : ông gần như không chú ý gì đến kỹ thuật viết truyện . Ông chỉ cố viết sao cho chừng mực điềm đạm và không muốn làm mất thì giờ bạn đọc thế thôi .
Có thể coi đây như điểm xuất phát trên con đường đi tìm nét đặc sắc của truyện ngắn Thạch Lam . Nhà văn không dụng công tìm một bút pháp riêng cho truyện ngắn của mình .Khó lòng tìm ra ở ông những chiêu thức cụ thể .Mà bút pháp của ông gần như một thứ vô chiêu nghĩa là không chủ bụng cố ý gì cả . Có lúc nó như một câu chuyện lúc thân mật người ta kể cho nhau nghe .Có lúc nó như một màn kịch chậm rải buồn bã .Lại có lúc nó như một thiên hồi ức ông muốn chia sẻ với bạn đọc .Tuỳ câu chuyện ông muốn kể mà thiên truyện sẽ có được hình hài thế nọ thế kia .
Nếu muốn tìm một vài yếu tố lặp đi lặp lại ở cả mấy tập truyện Thạch Lam đã cho in thì người ta chỉ có thể phác ra như sau :
--sự gợi tả mà gợi nhiều hơn tả . Ơ chỗ những người khác có thể sổ ra hàng trang sách , tác giả chỉ viết dăm ba câu gì đấy cốt giúp bạn đọc liên tưởng và cùng với tác giả sống với không khí trong truyện . Trong cái vẻ từ tốn chậm rải ,văn ông đồng thời không bao giờ gợi cảm giác bôi ra nói lấy được .
.-- sự tập trung . Bút pháp cô đọng nói trên cũng từng được Thạch Lam sử dụng trong tiểu thuyết Ngày mới nhưng đã thất bại và chỉ ở truyện ngắn mới thành công . Tại sao như vậy nếu không phải là cái lý do sau đây : trong các truyện ngắn nhà văn chỉ lo làm nổi chỉ một ấn tượng nào đó . Kể cả khi viết về một đời người ,ông cũng không phân tán chi tiết mà chỉ nói vừa đủ về cái nét chính của cuộc đời ấy theo sự cảm nhận riêng .
--

Sự thực tâm trạng
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA Người ta thường nhớ ngay đến Gió lạnh đầu mùa khi nghĩ tới Thạch Lam như một người viết truyện ngắn: tác phẩm này rất tiêu biểu cho cách viết nhẹ nhàng gợi nhiều hơn tả và đi vào những cảm giác vốn là đặc điểm của ngòi bút tác giả . Ông đặt mình vào tâm lý của một em bé để ghi nhận những xốn xang trong lòng mình trước sự thay đổi của thời tiết , ấy là cái ngày đầu tiên của một vụ rét . Những ai từng sống ở đồng bằng Bắc bộ hẳn sẽ đọc truyện này với rất nhiều cảm động ta đã từng sống qua những ngày như vậy ta cũng có cái ngẩn ngơ không đâu của em bé trong truyện và đây là một phát hiện của tác giả : Hình như trong giờ phút kỳ lạ ấy ta chợt nghĩ nhiều hơn về mọi người chung quanh , ta cảm thấy cuộc đời là thiêng liêng hơn . Thử đặt mình vào địa vị người viết truyện hẳn người ta phải lo cho Thạch Lam ông không có một cốt truyện chắc chắn để nương tựa .Nhưng Thạch Lam đã buộc nhiều người đọc phải đọc đến dòng cuối cùng do sự tự tin của ngòi bút .

ĐỨA CON ĐẦU LÒNG Trong thiên truyện này ,Thạch Lam cho ta thấy ông đứng rất gần nhân vật Tân , những cảm giác những suy nghĩ của Tân không phải do ông cảm thấy hoặc ông đoán ra mà là chính ông đã thể nghiệm . Nhưng chính là trong khi quan sát mình , nhiều người chúng ta vẫn không dám thành thật .Ta e ngại nói ra những cảm nhận vu vơ không đâu vào đâu mà gây ra sự hiểu lầm của người đọc .Thạch Lam thì khác . Bởi thế một vài đòng nghiệp có kinh nghiệm trong sự viết lách như nhà văn Khái Hưng mới sửng sốt trước sự chân thật của tác giả .Chẳng hạn cái câu “Tân nhìn đứa bé không thích chút nào .Cái thân hình khó chịu và chân tay ngẳng nghiu của nó làm chàng khó chịu “ nghe có vẻ tàn nhẫn, người Việt Nam bình thường nhiều khi có nghĩ như thế nhưng lập tức lảng tránh ý nghĩ của chính mình ( cả cái câu “” Tân không thấy cảm động như chàng tưởng và cũng không thấy có cảm tưởng gì đặc biệt với đứa bé mới đẻ “ cũng là một lời tự thú vốn xa lạ với người mình ) . Có thể bảo ở chỗ này Thạch Lam quá Tây chăng, nhưng xem ra lại thấy nhờ thế mà một thiên truyện không có gì gay cấn như Đứa con đầu lòng buộc người ta phải đọc chậm và ngẫm nghĩ mãi .


ĐỘ KHÔNG CỦA LỐI VIẾT

TRUYỆN NGẮN TRỞ VỀ Thạch Lam thường hay viết về lòng trắc ẩn ,tính nhẫn nại ,sự hy sinh ,tóm lại là những nét đẹp ở con người và Trở về thuộc về một số ít truyện mà trong đó có những nhân vật chúng ta tin là trong thâm tâm ông ghét bỏ .Thế nhưng truyện Trở về lại “rất Thạch Lam” ở chỗ tác giả giữ được sự đúng mực một cách tự nhiên . Sự bình thản và công bằng của tác giả bộc lộ rõ ở chỗ ông khéo tạo ra cho mình một dọng điệu trung hoà từ tốn như một người đứng ngoài mà thuật chuyện và không cần có ý kiến riêng vì ông tin rằng bạn đọc sẽ có cách phẩn ứng đúng với mọi diễn biến .Đây là một cách viết không dễ : trong tiếng Việt các đại từ chỉ người thường mang màu sắc tình cảm rõ rệt ,tác giả rất dễ lộ mặt qua việc sử dụng chúng .Ơ chỗ này phải nhận là Thạch Lam rất tự tin ,ông vẫn gọi nhân vật Tân là chàng như mọi trường hợp khác,và hơn thế nưa ,ông vẫn gửi vào nhân vật đó những xúc cảm của mình (Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách hoặc Tâm nhận thấy ở nhà quê người ta không thay đỏi mấy và tính tình vẫn y nguyên ) Ngay trong những tác giả nước ngoài chúng ta cũng chi thấy có Tsékhov là đạt tới được sự khách quan hoàn toàn như vậy . Với những truyện như Trở về Thạch Lam cho thấy lối viết truyện đúng hơn lối tư duy văn học của phương Tây đã vào ông như một cái gì tự nhiên

TÌNH XƯA Trong tâm lý người đọc , cái kết của một truyện ngắn vốn là một cái gì rất quan trọng ,người ta theo dõi cả truyện chỉ cốt cuối cùng tìm thấy một điều gì có nghĩa lý .
Nhưng nếu đọc Tình xưa bằng con mắt ấy thì cuối cùng người ta sẽ thất vọng . Tác phẩm này chỉ kể lại một cách chi tiết những biểu hiện tình yêu của một cô gái tỉnh nhỏ và cái phản ứng tợ nhiên của cậu học trò mới lớn đầu óc đang còn để cả vào sự học hành chứ chưa để tâm yêu đương
So với nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam thì Tình xưa dài hơn chẳng những thế nó có cái vẻ quá kỹ lưỡng tỉ mỉ không thanh thoát gọn gàng như xưa nay vẫn là nét đặc sắc của ngòi bút tác giả . Nhưng chính vì vậy truyện ngắn này lại cho thấy một cách hiểu của tác giả về cái thể tài ông vẫn quen sử dụng và chúng ta thấy là ông có lý.
SỐ TRUY CẬP online