ẢO TƯỞNG & NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC CHỐNG LẠI ẢO TƯỞNG

Khi một bài viết của một nhà văn về nghề được sự quan tâm của nhiều đồng nghiệp khác tức là bài viết đó có đánh trúng một số vấn đề tâm lý nghề nghiệp nào đó của cả giới.
Trường hợp Chiến sĩ và nghệ sĩ của Nguyễn Khải là vậy. Tuy viết về Nguyễn Đình Thi nhưng trước hết, Nguyễn Khải viết về Nguyễn Khải và cho thấy một số nét trong tâm lý người cầm bút trong nước trong giai đoạn giao thời hiện nay .
Khi đời sống văn chương trong cảnh chợ chiều, người ta – nhất là những người đã có một thời oanh liệt – không khỏi tiếc nuối cái thời đã qua. Người ta than thở, người ta ao ước, người ta nghĩ rằng tất cả lẽ ra có thể làm khác.
Cái định hướng tâm lý này không có gì là khó hiểu, ai sống trong cuộc đều biết. Các cuộc thi vẫn được mở ra. Các giải thưởng được trao. Có cảm tưởng cả xã hội dồn đi tìm tài năng. Nhưng lấy đâu ra văn chương bây giờ? Xưa nay các văn tài chân chính không chờ ai xúi, người ta tự biết mình phải làm gì. Còn khi mà chính những người viết cũng đang cảm thấy nản lòng thì có trời mà cứu nổi.
Tại sao dẫn đến tình trạng này, tôi đã có lần tìm cách trả lời trong một bài viết mang tên Trả giá ắt là đau đớn, in trong tập Những kiếp hoa dại. Ý tôi muốn nói ở đó là hôm qua ta đã ăn mặn nên hôm nay ta khát nước. Công chúng hôm nay chán văn chương , vì văn chương đã phụ bạc họ .
Mới đây trong một cuộc trao đổi trên truyền hình, tôi cũng đã đã nói rằng cái mà chúng ta cần thay đổi phải là cái phần quan niệm văn chương. Chỉ những ai muốn văn chương mình khác đi so với hôm nay, kẻ đó mới có thể mang lại cho sinh hoạt tinh thần một sinh khí mới.
Khi nói như vậy tôi biết rằng mình không dễ tìm được sự đồng tình của nhiều người. Lớp người viết hôm nay có một sự tự tin lạ lùng, nó là tổng hợp của sự cũ kỹ trong quan niệm, sự ít tiếp xúc trong hoạt động, sự được yêu chiều trong đời sống hàng ngày, và cả sự mệt mỏi quá đáng sau một thời gian gắng gượng qúa mức .
Bao lần Đất nước đứng lên
Bởi vì đất mỏi cho nên đất nằm
Cái câu vè ấy của Xuân Sách thường không được mọi người cho là nghiêm chỉnh, nhưng thỉnh thoảng lại quẩn lên trong đầu óc tôi. Có vẻ như nó không nói riêng về ai mà nói về nhiều người.
Gần đây khá nhiều hồi ký văn học đã được viết ra. Nhưng chỗ hỏng của các hồi ký ấy là lý do người ta cầm bút . Không ai tính chuyện mượn hồi ký để suy nghĩ lại về đời sống. Người ta chỉ mượn chúng để khoe tài khoe giỏi kể cả khoe rằng mình biết được nhiều chuyện lạ trong giới. Và do một sự bất lực trường kỳ , một sự bất lực không thể cứu vãn , nên người ta hay ngồi cảm khái
Đấy chính là phần không khí tinh thần mà tôi cảm thấy rất rõ trong bài viết của nguyễn Khải. Ông nói về Nguyễn Đình Thi mà nói về chính mình
Đâu là những quan niệm chi phối Nguyễn Khải khi làm công việc này ? Tôi thấy mấy điểm :
1/ văn nghệ như một công cụ đi sát xã hội, xã hội có chiến công thì văn nghệ phải ghi chép bằng được
2/ Ai sống nhiều thì viết được nhiều

Tôi đã trình bày một phần nó là sự lẫn lộn giữa vai trò nghệ sĩ và vai trò chiến sĩ .
Thật ra không phải những tác phẩm vừa qua thiếu đi phần nghệ sĩ, nhưng đó là thứ nghệ sĩ cũ . Loại nghệ sĩ này quan niệm đơn giản rằng sáng tác chỉ là sự nối dài – chứ không phải sự thăng hoa -- của đời sống . Mình đã đi rất nhiều



một điều còn ẩn giấu nữa, nó là quan niệm rằng chúng ta đã có những ngày tháng rất tốt dẹp trong chiên tranh và chỉ hòa bình mới hư hong

“Chín năm kháng chiến, chúng ta đi khắp mọi nơi, biết đủ mọi việc, tiếp xúc đủ mọi người, nếm trải đủ gian nan, đương đầu với mọi sự hiểm nghèo. Cái lo nhất từng biết, cái buồn nhất cũng từng biết, cái vui nhất cũng từng biết”


10-8-2003
Nhân kỷ niệm 100 năm sinh của Orwel , tôi đọc trên Talawas một bài viết khá kỹ , theo đó cái tài của 0rwel là nói về một kiểu tư duy kỳ lạ mà khốn khổ thấy lại rất đúng với thời tôi đang sống .
Trước hết hãy nói một đặc điểm của xã hội toàn trị là chú ý đến ngôn ngữ , tạo ra một hệ thống ngôn ngữ mới để giới hạn tầm suy nghĩ của con người . Có thể khiến mọi người không phạm tội tư tưởng nữa bằng cách tước hết của họ chữ . Mà không có chữ thì lấy gì diễn tả tư tưởng .
Hệ thống ngôn ngữ mới này còn góp phần xoá bỏ ký ức , là cái việc người ta rất cần ( một mặt hay nói tới quá khứ mặt khác lại kiên trì che giấu nó , không cho ai biết nó thực ra là thế nào )
Đặc biệt thấy tự phát hình thành một thứ double think double speak , theo đó con người ta ý thức được sự thật một cách hoàn toàn , trong khi vẫn nói những điều bịa đặt một cách nghiêm túc . Và như vậy thì tính nhất quán của ngôn ngữ và tư tưởng bị phá vỡ .
Tôi thấy những lời lẽ ấy như được viết ra dành cho NK .
SỐ TRUY CẬP online