Trần đăng khoa

- Đọc thơ của và những bài viết về thơ anh tuổi nhỏ, chúng tôi hiểu đối tượng khơi nguồn cho xúc cảm của anh hồi ấy là bờ tre, cánh đồng, cảnh vật và con người nông thôn. Nhưng điều mà chúng tôi muốn biết thêm hồi đó anh hình dung ra sao về Hà Nội? Có ai kể chuyện với anh Hà Nội và qua lời kể đó, anh có những ý nghĩ gì?
- Trước hết, phải nói làng quê tôi tuy cách Hà Nội không bao xa, nhưng là một vùng nông thôn rất thuần ít người đi làm xa và cuộc sống Hà Nội gần như không có chút gì gọi là vang vọng tới nơi đây. Đối với những người dân bình thường, cả đến báo chí cũng hiếm, chỉ có chiếc đài ga-len mà chúng tôi áp tai vào nghe là có thể mách thầm với một cậu bé như tôi biết rằng ở đó có một cuộc sống khác mà tôi chưa từng biết... Và Hà Nội hiện ra trong tâm trí tôi như những tên đất, tên người tôi từng nghe trong các chuyện cổ tích. Hoặc nói theo chữ nghĩa bây giờ, thì đó là một Hà Nội được bao bọc trong một không khí huyền thoại. Có điều như các anh biết, chính cái đó lại làm cho tôi viết về Hà Nội dễ càng.
Nhân đọc tập thơ Tấm lòng chúng em do Nhà xuất bản Kim Đồng in ra năm 1964, tôi cảm thấy rằng nếu thơ là thế này thì mình cũng làm thơ được.
Và tôi bắt tay viết bài thơ đầu tiên của mình. Bác Hồ nói ở trên tủ, trong đó tôi tả Hà Nội là nơi Bác Hồ thân yêu ở, và Hà Nội này có tất cả những địa danh mà tôi từng nói, đại khái Nước Hồ Gươm xanh như một mảnh trời Ngọc Hoàng đánh rơi xuống đấy, hoặc Chiếc cầu sắt bắc qua những mái nhà - Xe lửa, ô-tô tầu đi không gẫy.
Các anh bộ đội qua làng là những người đọc đầu tiên và góp nhiều ý kiến cho thơ tôi, một anh để ý nhận ra xe lửa tức là tầu rồi, không việc gì phải lặp lại như vậy nữa. Hoá ra, hai từ đó để chỉ một thứ chứ không phải hai như tôi vẫn nghĩ. Tôi phải bỏ ngay chữ tầu trong câu thơ nói trên.
ấy hiểu biết của tôi về Hà Nội những năm ấy còn thô thiển như vậy, nó gắn liền với sự nhận thức ít ỏi nếu không nói là không biết gì về cuộc sống ở các thành thị.
- Nhưng rồi khi đã có thơ đăng báo, chắc anh cũng hay về để còn trao đổi về bài vở hoặc nhiều chuyện quan hệ khác?
- Cũng không hoàn toàn như vậy. Chuyến đầu tiên tôi về Hà Nội là chuyến đi do nhà trường tổ chức dành cho những học trò tương đối khá hơn cả của năm học đó. Chúng tôi đến Hà Nội giữa mùa hè. Ngày đi thăm quan, tôi về ngủ nhờ ngay trong phòng làm việc của Nhà xuất bản Kim Đồng. Năm đó tôi mười một tuổi và những cái để lại ấn tượng nhiều nhất trong tôi về Hà Nội là kem, quạt máy và tiếng ve kêu suốt dêm. Lúc ấy về tôi có làm vài bài thơ, trong thơ có nói đến quạt máy. Hà nội có chong chóng - tự quay ở trong nhà - không cần trời nổi gió - không cần bạn chạy xa. Nhân được đến thăm quảng trường Ba Đình tôi viết: Bác ơi, cháu đến đây rồi - Ba Đình phượng đỏ một trời tiếng ve… Cháu nghe Hà Nộ vào hè…
Nnưng suốt thời niên thiếu, tôi cũng chỉ lên Hà Nội có lần ấy. Học hết phổ thông, tôi chuyển đi bộ đội, cũng không có dịp nào qua Hà Nội, chỉ từ 1976 trở đi được gọi về học ở trường viết văn, tôi mới lên đây ở lâu hơn. Nhưng chuyến ấy tôi cũng chưa đi học ngay mà còn được bố trí mấy năm đi thâm nhập ở các đơn vị hải quân, thành ra cứ đi đi về về chứ cũng chưa bao giờ ở hẳn.
- Sau lần về Hà Nội, anh có cảm tưởng gì đặc biệt?
- Bấy giờ những cái mà tôi nhìn nhận đuợc chủ yếu là những khía cạnh bên ngoài, chứ gần như chưa thâm nhập được vào đời sống bên trong của Hà Nội. Nhưng bảo có gì đấy choáng ngợp thì không! Ngay cả những di tích lịch sử như Hồ Gươm. Tháp Rùa, hôm qua tôi hình dung phải ghê gớm hơn, nay đến, thấy cũng rất gần gũi. Tôi nhớ lúc ấy tôi chỉ chớm nghĩ là Hà Nội có gì vừa cổ xưa vừa ồn ào và con người thì sao lúc nào cũng tất bật, vội vã, không thanh thản từ tốn như trước đây tôi từng được nghe kể: (nghĩ cũng lạ, bây giờ về quê, thì vùng quê rất thuần của tôi như trên đây tôi vừa nói, con người mấy năm nay cũng trở nên tất bật, vội vã, mặc dầu đấy vẫn là một làng quê thực thụ. Nhưng thôi, đấy lại là chuyện khác).
- Nhưng như thế tức là anh công nhận có những người đậm chất Hà Nội hơn, và viết ra không khí Hà Nội hơn?
- Có chứ. Chưa nói các bác, các chú ở tuổi lớn hơn hãy nhìn ngay lứa nhà thơ gọi là lớp trẻ trong chống Mỹ, các anh Vũ Quần Phương, Bằng Việt. Mấy câu thơ Bằng Việt in trong tập Bếp lửa.
Từ ánh nê-ông pha biếc buổi chiều
Đến hơi mưa trong khóm hoa màu tím
Gáy sách cũ xếp chồng như kỷ niệm
Lá thiếp mừng đám cưới mất trên tay
đối với tôi rất rõ chất Hà Nội, cái phần Hà Nội bên trong
- Hà Nội vẫn có cái phần nội chất của nó mà không gần tự nhiên như phần vốn liếng cũ của anh, có lẽ nên nói thế chăng? Nhưng theo tôi hiểu, người ta cũng hay nói đến cây cối ở Hà Nội...
- Không, đấy chính là một phía của Hà Nội làm tôi rất thích. Cây cối và sách vở! - ở Hà Nội tôi thường thích thức khuya và càng khuya hình như Hà Nội càng trở lại với chính mình. Đường phố thưa vắng, con người thanh thản, nếu ban đêm có dịp ra đường, đi bộ, bao giờ tôi cũng tìm cách tận hưởng một thứ không khí riêng mà chỉ Hà Nội ban đêm mới có được. Thậm thí lúc đó thành phố lại như được bao bọc trong một không khí huyền thoại mà thuở nhỏ tôi vẫn nghĩ tới.
Còn như về mặt sách vở, nói chung là về phần kiến thức ở đây có rất nhiều điều tôi có thể học tập được. Đời sống một làng quê như làng tôi, có cái gì đó tự nó đã đủ, có thể cắt hết mọi mối liên hệ với bên ngoài, nó vẫn sống được. Nhưng sống trong đó nhiều khi con người không thể tự hiểu nó đang ở đâu - mà đó là một điều phải nói là nguy hiểm! Còn một ngày ở Hà Nội, người ta có thể biết rất nhiều thứ, người ta có thể học được rất nhiều.
- Anh có hay đọc các sách vở viết về Hà Nội?
- Có chứ, nhất là các sách thuộc loại tài liệu nghiên cứu như Bóng nước Hồ Gươm, Người và cảnh Hà Nội, Người Hà Nội thanh lịch. Đọc để hiểu một Hà Nội nghìn năm văn vật đôi khi có bị khuất đi sau một Hà Nội sôi động bây giờ.
Hiện nay chưa thấy công bố những thống kê xem trong dân số các quận nội thành Hà Nội hôm nay bao nhiêu phần trăm là người Hà Nội gốc, bao nhiêu phần trăm là người các tỉnh đến mới nhập cư trong vòng ba chục năm nay. Nhưng bằng cảm tính chủ quan, chúng ta dễ đoán số người từ những vùng quê khác nhau về đóng góp cho Hà Nội rất đông, và cái xu thế mà người ta gọi nôm na là xu thế thành thị hoá có là điều đặt ra trong suy nghĩ của nhiều người, với cả mặt thuận và mặt nghịch của nó. Trường hợp nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ là một trong muôn vàn trường hợp đó. Đã có rất nhiều người có cách nhìn nhận như anh, mà cũng có rất nhiều người có cách nhìn nhận khác anh.
Vả chăng tất cả là đang ở một trong quá tình biến chuyển.
Chia tay với Trần Đăng Khoa, tôi nghĩ là mình vừa được anh chia xẻ những suy nghĩ rất thành thực. Nhưng cảm tưởng của anh về Hà Nội là đúng với thơ anh thuở nhỏ, một thứ thơ Trần Đăng Khoa mà lâu nay chúng ta vẫn đọc. Nhưng chính vì thế, khi nhìn bước đường phát triển sắp tới về thơ của Trần Đăng Khoa - một vấn đề đang được đặt ra ở anh hết sức quyết liệt- tôi tưởng mình sẽ không nói vơ vào nếu bảo chắc chắn trong đó có phần đóng góp của những nhận thức của Trần Đăng Khoa về Hà Nội. Biết đâu một vài năm tới khi gặp nhau câu chuyện của chúng tôi sẽ đi theo một hướng khác hẳn, và cái tình yêu nhiều mặc cảm của anh với Thủ đô hôm nay sẽ chuyển thành một tình yêu thoải mái như chính anh mong mỏi?
SỐ TRUY CẬP online