XUÂN QUỲNH

I . Quê hương và gia đình

Nằm cách Hà Nội khoảng 14 km, La Khê là một thôn ngoại vi Hà Đông, không những cùng với dân mấy làng bên cạnh nổi tiếng về nghề dệt the, lụa vân, lụa gấm... mà cũng có không ít người lên làm ăn ở trên Hà Nội. Trong số này có ông giáo Nguyễn Quang Thường hay như dân vùng đấy vẫn gọi, là ông giáo Lục. Dáng cao lớn, tính tình lại hào hoa lịch thiệp, ông giáo Lục thuộc loại người có chữ được làng xóm biết tới, kể cả chữ ta (chữ Hán) lẫn chữ Tây. Bạn bè, những người hay đi lại với ông còn biết ông có cả một tủ sách nho nhỏ, và ngoài nghề dạy học - mà ông không mấy để ý - ông còn rất ham viết báo, tiểu thuyết, nghiên cứu và cả dịch sách nữa.

Nhưng, khổ một nỗi, nghề này là một nghề kén người, ai ham thích cũng được song không phải ai cũng toại nguyện. Sống với nó người ta luôn luôn phải cố , phải với, và tưởng cả đời hy sinh cho cũng không đủ! Ông Lục mải mê theo đuổi văn chương đến mức đôi khi xao nhãng cả việc gia đình. Thường ông bỏ đi biền biệt trên Hà Nội, để mặc cho người vợ xinh đẹp mà chính ông cũng đã lấy làm hãnh diện khi cưới, là bà Nguyễn Thị Trích - ông thường gọi trệch đi là bà Trinh - sống với bà mẹ chồng tốt bụng, song lại lắm điều, và hà tiện.

Kể ra, cũng có cái lý để ông Lục buồn chán mà bỏ đi: hai vợ chồng ông lấy nhau đâu đã chục năm, bà đã ba lần sinh nở, nhưng cả ba đều lần lượt qua đời, mỗi cậu sống không được quá sáu tháng. Bà Trinh đã khóc biết bao nhiêu nước mắt, mỗi lần tử thần cướp đi của bà đứa con mà bà đã đứt ruột đẻ ra.

Cho mãi tới lần ấy, mụn con đầu tiên, ông bà nuôi được là một người con gái.

Và khoảng tết âm lịch năm Thìn (1940), lại một người con gái nữa ra đời, và không khí gia đình mới đầm ấm lên được ít chút.

Người con gái trước, được đặt tên là Mai , ấy là do bà Trinh quá yêu nhân vật cô Mai hiếu hạnh trong Nửa chừng xuân nên xin phép chồng đặt tên con như vậy. Ông Lục bằng lòng, chỉ thêm vào đó chữ Đông.

Còn người con gái thứ hai, ra đời vào ngày bắt đầu của mùa xuân, nên ông Lục như ông nói giành “toàn quyền” đặt tên, và ông đã đặt là Xuân Quỳnh.

Bà Trinh nhìn thấy ở hai con lẽ sống, cũng như là nơi nương tựa của bà. Bà vui hẳn lên.

Ông Lục cũng cảm thấy không khí u ám bao phủ gia đình trước kia đã được xua tan, và ông ở nhà với vợ con nhiều hơn. Lúc cao hứng lên, ông rung đ
SỐ TRUY CẬP online